Những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Quy định tại "Bộ luật hình sự năm 2015" sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 18. Người thành niên, người chưa thành niên
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
Người chưa thành niên được pháp luật ghi nhận là những người chưa có năng lực hành vi đầy đủ do nhận thức còn non kém. Do đó, việc xử lý những người thành niên phạm tội có những nguyên tắc riêng, cụ thể Bộ luật hình sự quy định như sau:
Thứ nhất, mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Thứ tư, áp dụng các hình phạt với người chưa thành niên phạm tội:
Một là, không áp dụng hình phạt với người chưa thành niên phạm tội: Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
Luật sư
Hai là, hạn chế hình phạt với người chưa thành niên phạm tội:
– Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù.
– Khi xử phạt tù có thời hạn,
– Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
– Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ năm, căn cứ xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội
- 2 2. Phiên tòa xét xử người chưa thành niên phạm tội
- 3 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
- 4 4. Nguyên tắc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
- 5 5. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- 6 6. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội
1. Biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội
Trong pháp luật hình sự, Điều 68 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội và những quy định khác của phần chung Bộ luật hình sự không trái với những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội.
Như vậy, “người chưa thành niên phạm tội” trong luật hình sự chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Trong pháp luật hình sự, Điều 68 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội và những quy định khác của phần chung Bộ luật hình sự không trái với những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội. Như vậy, “người chưa thành niên phạm tội” trong luật hình sự chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” được quy định trong luật hình sự chủ yếu nhằm xác định tội phạm đối với hành vi do người chưa thành niên thực hiện, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác cần áp dụng với người chưa thành niên phạm tội cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã thực hiện trên cơ sở những đặc điểm tâm, sinh lí của họ vào thời điểm họ phạm tội.
2. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 69, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu phạm tội không nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục.
3. Các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Bộ luật TTHS dành riêng một chương quy định về tố tụng hình sự và chính sách xử lý đặc biệt với người chưa thành niên phạm tội (tại Chương X). Trong đó quy định rõ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên.
Các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định từ điều 70 đến điều 77 Bộ luật hình sự. Theo đó thì các biện pháp cử lý người chưa thành niên phạm tội bao gồm các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và các hình phạt.
Về các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội: Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Đưa vào trường giáo dưỡng.
Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
Về các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Tù có thời hạn.
Biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự được xem xét không chỉ đơn thuần dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra, mà còn tính đến hoàn cảnh riêng của các em, bởi vì mục đích của hình phạt và việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên không phải chỉ là để trừng phạt người vi phạm, mà còn nhằm hỗ trợ người vi phạm phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Việc xét xử người chưa thành niên chỉ đặt ra trong những trường hợp thật cần thiết, nếu có phải áp dụng hình phạt đối với các em thì cũng lấy mục đích giáo dục, cải tạo là chủ yếu, không để hình ảnh của pháp luật tồn tại trong tâm trí các em quá sợ hãi hoặc quá khắt khe, dễ gây ra sự bất mãn, lòng thù hận.
2. Phiên tòa xét xử người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên là đối tượng phạm tội đặt biệt, cần được quan tâm, giáo dục và răn đe để có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời khi ở độ tuổi rất trẻ. Thành phần tham gia
Theo quy định tại khoản 3 Điều 306 BLTTHS 2003: “Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng…”
Trước hết, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là thủ tục đặc biệt “đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên” (Điều 301 BLTTHS 2003), tức là người nằm trong độ tuổi từ 14 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi. Đây là lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội còn hạn chế và dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Khi người chưa thành niên phạm tội, tại phiên tòa xét xử, sự có mặt của đại diện gia đình bị cáo có thể giúp ích nhiều cho công tác xét xử như: giúp Tòa nắm bắt rõ hơn về nhân thân, tâm tư nguyện vọng, đời sống tình cảm của bị cáo. Bởi lẽ gia đình có tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Tất cả những yếu tố đó giúp ích cho Tòa án áp dụng biện pháp xử lí phù hợp nhằm giáo dục, cải tạo bị cáo, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, tạo điều kiện cho họ phát triển lành mạnh để hòa nhập trở lại với cuộc sống và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho bị cáo là người chưa thành niên khi quy định sự có mặt bắt buộc của đại diện gia đình tại phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, nếu như đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì phiên tòa xét xử có thể vẫn diễn ra bình thường. Lý do chính đáng có thể được hiểu là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà đại diện gia đình không thể có mặt tại phiên tòa xét xử, ví dụ: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị… Nếu quy định sự có mặt bắt buộc của đại diện gia đình trong mọi trường hợp thì nhiều gia đình có thể lợi dụng để cố tình không đến tham gia phiên tòa xét xử, làm kéo dài thời gian xét xử, gây bất lợi cho việc giải quyết vụ án, dẫn đến tình trạng tồn đọng án kéo dài. Ngoài ra, trong trường hợp không xác minh được lí lịch của bị cáo thì tại phiên tòa không nhất thiết phải có mặt đại diện gia đình . Bởi vì thực tế nhiều trường hợp, các cơ quan có thẩm quyền đã sử dụng mọi biện pháp nhưng không thể xác minh được lý lịch và gia đình bị cáo. Do đó, không phải phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên chỉ được tiến hành khi có mặt của đại diện gia đình bị cáo
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Chương X “Bộ luật hình sự năm 2015”; gồm có 10 điều từ Điều 68 đến Điều 77.
1.Chủ thể của tội phạm:
Người chưa thành niên phạm tội bao gồm: những người từ đủ 4 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm.
2.Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội:
– Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
– Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
– Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
– Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
-Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
3.Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
a,Giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
– Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
– Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
– Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
4.Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
a,Cảnh cáo.
b, Phạt tiền:
– Người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: “Phạt tiền” được áp dụng là hình phạt chính nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
c, Cải tạo không giam giữ:
-Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
-Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
d, Tù có thời hạn:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội:
+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;
+ Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội:
+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù;
+ Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định;
5.Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:
Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
– Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất là 12 năm đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; 18 năm tù đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
– Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội . Hình phạt chung đối với người đã thành niên phạm tội được quy định tọi Điều 50 như sau:
“Điều 50. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính :
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.”
6.Giảm mức hình phạt đã tuyên :
– Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù:
+ Nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 4 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
+ Nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
-Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
7.Xoá án tích
-Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64:
“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
– Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích.
4. Nguyên tắc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nguyên tắc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng dẫn tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
Điều 4. Nguyên tắc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân theo các quy định của pháp luật hình sự, thi hành án hình sự nhằm giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục sửa chữa sai phạm, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.
2. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được giáo dục.
5. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Theo Điều 70 Bộ luật hình sự, Có 2 biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
Một là, Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (Điểm a khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự)
Đây là biện pháp tư pháp có tình giáo dục và phòng ngừa, được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong thời hạn từ một năm đến hai năm.
Người chưa thành niên được giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nghĩa vụ:
– Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước; tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;
– Làm bản cam kết với UBND xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục. Bản cam kết phải có chữ ký của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục;
– Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm, học tập, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng dân cư nơi mình cư trú;
– Làm
– Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của mình.
UBND xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm:
– Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
– Tạo điều kiện giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội học nghề, tìm việc làm ổn định cuộc sống;
– Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người chưa thành niên phạm tội trong việc giáo dục, cảm hóa giúp họ sửa chữa lỗi lầm;
– Yêu cầu người chưa thành niên phạm tội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình;
– Kịp thời biểu dương khi người chưa thành niên phạm tội có tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;
– Xem xét để giải quyết cho người chưa thành niên phạm tội vắng mặt tại nơi cư trú;
– Đề nghị hoặc theo đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị tòa án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này khi người đó chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ;
– Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn chấp hành biện pháp gióa dục tại xã, phường, thị trấn cho người chưa thành niên phạm tội;
Hai là, Đưa vào trường giáo dưỡng (điểm b khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự)
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy cần phải có kỷ luật chặt chẽ và cần phải cách ly họ ra khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo họ thành công dân có ích cho xã hội.
Khi quyết định biện pháp tư pháp này, tòa án cần xem xét tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và môi trường sống của người đó. Thời hạn của biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ một năm đến hai năm.
Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội hoặc có những vi phạm pháp luật khác. Biện pháp này được áp dụng khi thấy cần thiết phải cách li người chưa thành niên phạm tội ra khỏi môi trường xã hội mà họ đang sinh sốg để giáo dục, cải tạo.
Tuy biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc người chưa thành niên phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ và phải cách li ra khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hóa và nghề nghiệp. Tại đây, họ rèn luyện và cải tạo lỗi sống trước đây của mình để trờ thành công dân có ý thức pháp luật đầy đủ trong tương lai.
Khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của nhà trường, tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.
6. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chỉ những người chưa thành niên đủ 14 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt, vì vậy việc quyết định hình phạt nói chung và tổng hợp hình phạt nói riêng đối với người chưa thành niên cũng là một trường hợp đặc biệt. Tính chất đặc biệt ở chỗ ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung khi quyết định hình phạt hay tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Tòa án còn phải căn cứ vào các quy định trong Chương X Bộ luật hình sự.
Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Cụ thể: “Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội”
Đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội, việc tổng hợp hình phạt được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự, cụ thể:
“Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.”
Theo quy định trên thì để tổng hợp hình phạt được trong trường hợp này thì Tòa án phải xác định được vấn đề hết sức quan trọng đó là:
Xác định tội nặng nhất và thời điểm thực hiện tội nặng nhất khi người chưa thành niên đã đủ 18 tuổi hoặc chưa. Việc áp dụng khoản 1 và khoản 2 để tổng hợp hình phạt trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề đó.
Khoản 1 Điều 75 quy định : “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;”. Cụ thể Điều 74 quy định:
“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Luật sư
Với quy định trên, cần hiểu rằng việc áo dụng giảm nhẹ hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội so với người đã thành niên là so sánh với trong cùng một khung hình phạt. Nhưng tại Điều 74 lại sử dụng từ chung chung là điều luật mà không chỉ rõ khung hình phạt bị áp dụng. Quy định trên sẽ dẫn đến việc vận dụng không thống nhất và là kẽ hở để phát sinh tiêu cực.
Ngoài ra từ những quy định trên thấy được còn có những thiếu sót sau:
-Điều 75 Bộ luật hình sự mới chỉ quy định về việc tổng hợp hình phạt đối với người phạm tội, có tội thực hiện trước có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi mà chưa quy định việc tổng hợp hình phạt đối với một người phạm tất cả các tội khi chưa đủ 18 tuổi. Vì vậy cần có quy định cụ thể đối với trường hợp này.
–Bộ luật hình sự cũng chưa có quy định cụ thể việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, trong trường hợp các bản án đều được áp dụng đối với người chưa thành niên cũng như trường hợp có bản án được áp dụng khi đó là người chưa thành niên, có bản áp dụng khi người đó đã thành niên.
Mặc dù còn có những thiếu sót nhưng nhìn chung thì các quy định việc tổng hợp hình phạt áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội đã mang lại ý nghĩa rất to lớn, nó thể hiện xuyên suốt tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự ưu tiên hơn đối với người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, về nhận thức xã hội và cuộc sông, đồng thời thể hiện nguyên tắc xử lý giáo dục, phòng ngừa là chính, bảo đảm sự phát triển lành mạnh cho người chưa thành niên.