Ngày nay, trong xu thế hội nhập và mở rộng giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực, thì pháp luật tố tụng dân sự quốc tế cũng được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn trong tiến trình hội nhập thế giới. Cùng tìm hiểu khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Tố tụng dân sự quốc tế là gì?
Tố tụng dân sự quốc tế là trình tự và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại hệ thống cơ quan tư pháp của quốc gia theo pháp luật tố tụng của chính nước đó xây dựng hoặc công nhận thuộc thẩm quyền xét xử của
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế bao gồm yêu cầu về dân sự có yếu tố nước ngoài và tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể:
– Yêu cầu về dân sự có yếu tố nước ngoài: đây là các yêu cầu về các quyền và nghĩa vụ dân sự có yếu tố nước ngoài như yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người nước ngoài mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của chủ thể tại Việt Nam; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam của chủ thể là cá nhân nước ngoài hoặc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con hay chia tài sản khi ly hôn,… có yếu tố nước ngoài.
– Tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài: đây là những vụ việc tranh chấp có sự xung đột về lợi ích giữa các bên trong một quan hệ pháp lý có yếu tố nước ngoài, mà trong đó một bên hoặc các bên đưa ra yêu cầu, đòi hỏi một lợi ích nhất định về quyền hoặc nghĩa vụ. Ví dụ như vụ việc tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp về phân chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản, quyền nuôi con,… Việc giải quyết các vụ việc tranh chấp dân sự thường theo một quy trình tố tụng phức tạp và thuộc thẩm quyền xét xử của
Ngoài ra, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cũng được quy định khoản 2 Điều 464
– Có ít nhất 01 trong các bên tham gia quan hệ dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài.
– Các bên tham gia vào quan hệ dân sự đều phải là công dân/ cơ quan/ tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt mối quan hệ dân sự đó lại xảy ra tại nước ngoài.
– Các bên tham gia vào quan hệ dân sự đều phải là công dân/ cơ quan/ tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó lại ở nước ngoài.
Tố tụng dân sự quốc tế là thuật ngữ thường được sử dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên tố tụng dân sự quốc tế không phải là một trình tự thủ tục dân sự của cơ quan tài phán quốc tế mà thực chất tố tụng dân sự quốc tế là quy trình thủ tục tố tụng của quốc gia, được giải quyết tại hệ thống tòa án của mỗi quốc gia.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế:
Tố tụng dân sự quốc tế có các nguyên tắc cơ bản sau:
– Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Nguyên tắc này có nguồn gốc từ tập quán quốc tế, xuất phát từ các học thuyết về chủ quyền quốc gia nên hệ thống pháp luật các nước đều có các quy định về quyền miễn trừ đối với quốc gia trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Theo đó, các quốc gia là những chủ thể ngang bằng về địa vị pháp lý không có quyền tài phán lẫn nhau. Trong tố tụng dân sự quốc tế, các cơ quan tư pháp của một nước không có quyền xét xử hay áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho thi hành án đối với quốc gia khác và tài sản của quốc gia khác.
– Nguyên tắc Luật Tòa án (Lex fori). Đây là nguyên tắc chủ đạo và quan trọng nhất của tố tụng dân sự quốc tế. Theo nguyên tắc này thì khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng thì tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật từng nước hoặc trong các Điều ước quốc tế mà nước đó tham gia. Cũng tức là khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật nước có Tòa án đó bao gồm luật tố tụng, luật nội dung và tư pháp quốc tế.
– Ngoài ra còn có các nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau; nguyên tắc đối xử quốc gia, tức là luôn bảo đảm quyền bình đẳng, không phân biệt giữa các bên đương sự trong quá trình tố tụng; nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi.
Tại Việt Nam, khi giải quyết các vụ việc dân sự về hôn nhân, gia đình, lao động hay thương mại có yếu tố nước ngoài thì về mặt nguyên tắc, tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên trong quan hệ với các nước đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự thì Tòa án Việt Nam khi thực hiện việc ủy thác tư pháp theo đề nghị của quốc gia yêu cầu thì có thể áp dụng pháp luật của nước kí kết với cơ quan yêu cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp luật của Việt Nam.
3. Nguồn của tố tụng dân sự quốc tế:
Quy định về tố tụng dân sự quốc tế được xây dựng dưới hai hình thức chủ yếu là nguồn pháp luật trong nước và nguồn La Haye về tư pháp quốc tế. Hiện nay, có rất nhiều điều ước quốc tế về lĩnh vực tố tụng đã được Hội nghị La Haye xây dựng và thống nhất hóa. Có gần 2/3 trong số gần 40 công ước được xây dựng là các công ước về tố tụng. Trong đó có các công ước tiêu biểu như Công ước về thủ tục tố tụng dân sự ngày 01/3/1954; Công ước về bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hóa tài liệu công nước ngoài ngày 05/10/1961 ; Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại ra nước ngoài ngày 15/11/1965; Công ước về lựa chọn tòa án ngày 25/11/1965; Công ước về tiếp cận quốc tế công lý ngày 25/10/1980; Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong vấn đề dân sự và thương mại ngày 18/3/1970; Công ước về công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nước ngoài ngày 01/02/1971; Nghị định thư bổ sung cho Công ước về công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nước ngoài ngày 01/02/1971… và các công ước về công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em, về con nuôi, công nhận li hôn và li thân…
Kể từ ngày 10/4/2013 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 73 của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam mới ký kết, gia nhập Công ước ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, Việt Nam cũng đang tiếp tục chuẩn bị gia nhập một số công ước như Công ước về bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hóa tài liệu công nước ngoài (Công ước Apostille) ngày 05/10/1961 và Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại ra nước ngoài (Công ước tống đạt) ngày 15/11/1965.
Trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vụ việc dân sự tại hệ thống các cơ quan tư pháp các quốc gia và giảm bớt sự bất cập của các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương thì việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về tố tụng đang trở thành xu thê hiện nay của nhiều quốc gia.
4. Nội dung và đặc điểm của tố tụng dân sự quốc tế:
– Nội dung tố tụng dân sự quốc tế bao gồm các vấn đề về giải quyết xung đột thẩm quyền và xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án; vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế; trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án; vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài,…
– Đặc điểm của tố tụng dân sự quốc tế bao gồm các đặc điểm về: thủ tục đặc biệt (đây là các vụ việc liên quan đến hệ thống pháp luật và hệ thống tài phán của các quốc gia khác nhau (xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền); giải quyết theo pháp luật về trình tự thủ tục của mỗi quốc gia tại hệ thống Cơ quan tư pháp của quốc gia đó; quyết định, bản án của tòa án có tính bắt buộc thi hành đối với các bên và được đảm bảo bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước theo quốc gia xét xử.