Trên thực tế, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, việc không tuân thủ các điều kiện kết hôn vẫn đang diễn ra trong đời sống gây nên hiện tượng kết hôn trái pháp luật. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, những ai sẽ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
Theo Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 người có quyền yêu câu hủy việc kết hôn trái pháp luật khá rộng. Việc kết hôn trái pháp luật không những vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính người kết hôn mà còn ảnh hưởng đền quyền và lợi ích hợp pháp của người khác như vợ, chồng con cái của họ và ảnh hưởng đến lợi ích xã hội. Do đó, pháp luật cần quy định rộng rãi những người có quyền yêu câu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Cụ thể, những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật sẽ bao gồm:
Thứ nhất, người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn. Người bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn là nạn nhân trực tiếp của việc kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cho họ quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi quyền kết hôn bị xâm phạm thì họ tự bảo vệ mình bằng cách trực tiếp tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Quyền chủ động này còn thể hiện tính thực tế và mềm dẻo của pháp luật. Bởi, người bị cưỡng ép, bị lừa dôi kết hôn mới ý thức được yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó là cần thiết cho họ như thế nào. Đặc biệt, khi hai bên đã chung sống với nhau, họ đã thực sự cảm thông yêu thương nhau, giữa họ đã có con chung tài sản chung thì việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nên để cho họ tự quyết định.
Thứ hai, vợ hoặc chồng của người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác, cha mẹ, con cái hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật. Một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp thì không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Nêu việc kết hôn vì phạm quy định này thì có căn cứ để vợ, chồng của người đang có chồng có vợ mà kết hôn với người khác, cha, mẹ, con người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật yêu cầu Tòa án xử hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì đó là những người có quan hệ vợ chồng quan hệ huyết thống và có liên quan mật thiết với các chủ thể kết hôn trái pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp bị xâm phạm từ việc kết hôn trái pháp luật đó.
Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về việc, cơ quan quản lý nhà nước, gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vì vậy cho nên, để có thể bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn đó vi phạm điều kiện kết hôn đã vi phạm điều cấm của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Thứ tư, hội liên hiệp phụ nữ. Hội liên hiệp phụ nữ có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng tham gia quản lý Nhà nước. Do đó, khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc kết hôn trái pháp luật, Hội liên hiệp phụ nữ có trách nhiệm tìm hiểu, nắm tình hình cụ thể vụ việc, kiến nghị và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tìm ra phương án giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Chính vì vậy, Hội liên hiệp phụ nữ là một trong những tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ năm, cá nhân, cơ quan và tổ chức khác khi phát hiện ra việc kết hôn trái pháp luật. Việc này nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của những người bị xâm hại.
2. Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật:
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà luật quy định. Do vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị Tòa án xử hủy khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn mà còn ảnh hưởng đến con cái của họ. Chính vì vậy, khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, Tòa án có trách nhiệm điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ kể từ khi kết hôn cho đến khi Tòa án xem xét cuộc hôn nhân của họ, để từ đó Tòa án có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm “thấu tình đạt lý”. Có thể xem xét những căn cứ sau:
– Hoàn cảnh kết hôn trái pháp luật;
– Tính chất, mức độ của việc vi pham điều kiện kết hôn;
– Thực tế quan hệ chung sống của hai bên.
Về nguyên tắc, khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định một cách khái quát, trong trường họp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hùng việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì cơ quan có thẩm quyền là Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đồng thời, theo quy định tại Thông tư liên tịch số
– Nếu tại thời điểm có yêu cầu giải quyết việc kết hôn trái pháp luật các bên vẫn tiếp tục vi phạm điều kiện kết hôn thì xử hủy. Vì hành vi vi phạm vẫn còn và hậu quả của hành vi đó ảnh hưởng đến mục địch xây dựng gia đình đến chất lượng nòi giống trật tự xã hội và gia đình;
– Nếu các bên đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn và có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì không hủy kết hôn trái pháp luật đó mà có thể công nhận quan hệ hôn nhân hoặc xử cho ly hôn khi có yêu cầu. Lúc này hành vi vi phạm không còn nữa, hậu quả của hành vi vi phạm cũng đã được khắc phục, giảm thiểu những ảnh hưởng đên các bên kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Khi giải quyết việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án cần áp dụng linh hoạt, mềm dẻo song vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc, áp dụng đúng các quy định của pháp luật để đạt hiệu quả tốt nhất, bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân, góp phần xây dung gia đình văn hóa, xã hội tiên bộ, văn minh.
3. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:
– Kết hôn giả tạo;
– Tảo hôn, có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Người đang có vợ, người đang có chồng mà kết hôn với người khác, hoặc người chưa có vợ hoặc người chưa có chồng tuy nhiên kết hôn với người đã có vợ hoặc người đã có chồng;
– Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ như cha mẹ nuôi với con ruột, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, kết hôn giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.