Hiện nay có rất nhiều hoạt động, giao dịch phát sinh có liên quan đến ủy quyền. Dưới đây là mẫu hợp đồng ủy quyền trong công ty mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Những mẫu hợp đồng ủy quyền trong công ty mới nhất:
Ủy quyền là việc trao cho người khác thực hiện một số chức năng, trách nhiệm để thực hiện một số công việc nhất định. Ủy quyền được hiểu là cá nhân, tổ chức cho phép các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội có quyền đại diện cho mình để quyết định hoặc thực hiện một hoạt động pháp lý nào đó, tuy nhiên người ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm đối với công việc ủy quyền đó. Ủy quyền hiện nay được xem là một hình thức đại diện căn cứ theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật dân sự năm 2015. Trong quá trình hoạt động và thành lập doanh nghiệp, vấn đề ủy quyền trong công ty diễn ra vô cùng phổ biến. Ví dụ như: Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới, người thành lập doanh nghiệp do hạn chế về mặt pháp lý hoặc không nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề có liên quan, do đó có thể ủy quyền cho các cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm đại diện để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp thay cho mình tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể kể đến các hình thức ủy quyền trong nội bộ doanh nghiệp như sau:
– Ủy quyền vụ việc: Ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân thay mặt cho doanh nghiệp, thay mặt cho công ty thực hiện các công việc của công ty, vấn đề này được tiến hành thông qua văn bản ủy quyền đối với từng vụ việc cụ thể. Đây được xem là cách thức bình quyền phổ biến trong công ty, diễn ra hằng ngày giữa các chủ thể khác nhau trong cùng một công ty;
– Ủy quyền thường xuyên: Việc ủy quyền thường xuyên bằng quyết định quản trị nội bộ hoặc thông qua các quy chế hoạt động của công ty, ví dụ như: Phó giám đốc thực hiện một công việc thuộc lĩnh vực cụ thể trong khoảng thời gian xác định được giám đốc ủy quyền phù hợp với quy chế làm việc của Ban giám đốc.
Để có thể thực hiện các hoạt động ủy quyền trong nội bộ công ty, có thể tham khảo những mẫu hợp đồng ủy quyền như sau:
Mẫu số 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Tôi là: …
Chức vụ: …
Đại diện Pháp luật cho: …
Địa chỉ: …
Ủy quyền cho ông/bà: …
Địa chỉ tại: …
Căn cước công dân số: …
Phạm vi ủy quyền: Được thay mặt tôi tiến hành … theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thời hạn ủy quyền: …
Vì vậy …
…, ngày … tháng … năm …
Người ủy quyền
(ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
– Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
Hôm nay, ngày …, tại … chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN
Công ty: …
Mã số thuế: …
Địa chỉ: …
Người đại diện: …
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
Họ tên: …
Địa chỉ: …
Số căn cước công dân: … Cấp ngày: … Nơi cấp: …
Quốc tịch: …
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
…
IV. CAM KẾT
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên;
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
Mẫu số 03:
CÔNG TY … Số: …/UQ/… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Tôi người ký tên dưới đây, là người có quyền ký tên nhân danh Công ty …, một công ty được thành lập và hoạt động theo Luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính đặt tại …, đăng ký kinh doanh số … do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày … Theo đây chính thức chỉ định ủy quyền cho
Ông: … Chức vụ: ….
Người có chữ ký dưới đây: …
Nội dung ủy quyền: …
Giấy ủy quyền này sẽ hết hạn sau khi công việc được ủy quyền kết thúc.
NGƯỜI ỦY QUYỀN
(Ký, đóng dấu)
2. Các trường hợp bắt buộc ủy quyền quản lý trong công ty:
Về bản chất, ủy quyền là hoạt động một cá nhân hoặc pháp nhân cho phép các cá nhân hoặc pháp nhân khác trong xã hội có quyền đại diện và nhân dân mình để đưa ra các quyết định hoặc thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền và trong phạm vi ủy quyền, đồng thời cá nhân và pháp nhân ủy quyền vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả của công việc đó. Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về các trường hợp bắt buộc ủy quyền quản lý trong công ty. Trước hết, về chủ thể ủy quyền quản lý, căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật dân sự năm 2015, chỉ cá nhân và pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự. Theo đó, chỉ những cá nhân giữ chức vụ vị trí quản lý trong công ty mới có thẩm quyền ủy quyền quản lý doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất
Các cá nhân nêu trên có thể thực hiện hoạt động ủy quyền cho các cá nhân khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình dưới 02 tư cách như sau: Thứ nhất là tư cách cá nhân, độc lập với doanh nghiệp. Và thứ hai là tư cách của người quản lý doanh nghiệp. Vì vậy cho nên, nội dung tại các văn bản ủy quyền phải thể hiện rõ người quản lý đang sử dụng tư cách quản lý doanh nghiệp để tiến hành thủ tục xác lập hợp đồng ủy quyền, đồng thời phạm vi ủy quyền phải được giới hạn bởi quyền và nghĩa vụ của người quản lý công ty theo quy định của pháp luật và theo quy định tại điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về các trường hợp bắt buộc ủy quyền quản lý công ty. Trên thực tế thì có thể nói, người quản lý công ty có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình vào bất cứ thời điểm nào, hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người quản lý công ty. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, việc ủy quyền quản lý công ty được xem là hoạt động bắt buộc. Điển hình nhất là trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, người đại diện đó đã thực hiện hoạt động xuất cảnh khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi đó thì người này sẽ phải thực hiện hoạt động ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022. Về bản chất, người ủy quyền vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi và các giao dịch do người nhận ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền và trong thời hạn ủy quyền. Vì vậy cho nên người ủy quyền cần phải thực hiện các thủ tục cần thiết để giám sát quá trình thực hiện nội dung ủy quyền và có những động thái can thiệp khi nhận thấy cần thiết. Đồng thời thì người nhận ủy quyền cũng cần phải đảm bảo rằng các công việc mình thực hiện là hợp pháp và phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với ý chí của người ủy quyền.
3. Căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong công ty được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt theo một trong những căn cứ sau:
– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn;
– Hợp đồng ý quyềnchấm dứt theo thỏa thuận của các bên;
– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong các bên có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền cũng sẽ chấm dứt, hợp đồng ý quyền do các bên trực tiếp thực hiện vì vậy sẽ chấm dứt khi một trong các bên chết;
– Hợp đồng không thực hiện được do đối tượng của hợp đồng đó không còn trên thực tế;
– Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi khách quan;
– Một số trường hợp khác do pháp luật quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.