Bảo hộ nhãn hiệu là một trong những thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ với mục đích ghi nhận và bảo vệ tài sản trí tuệ của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Dưới đây là những lỗi thường gặp khi yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu.
Mục lục bài viết
1. Những lỗi thường gặp khi yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu:
(1) Lỗi sai khi đặt tên cho nhãn hiệu:
– Đăng ký nhãn hiệu bị trùng với tên, bút danh của người nổi tiếng, danh nhân trên thế giới và ở tại Việt Nam.
– Đăng ký nhãn hiệu là những hình thù, ký tự đơn giản. Ví dụ: nhãn hiệu 12h; ABC;…
– Đăng ký nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.
– Thực hiện đăng ký nhãn hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ như nhãn hiệu chứa từ ngữ là New York; Paris;…
– Thực hiện đăng ký nhãn hiệu trùng với tên địa danh nào đó. Ví dụ như Chè Thái Nguyên,…
– Đăng ký nhãn hiệu mô tả tính chất, đặc tính của sản phẩm.
(2) Cá nhân, tổ chức không tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Trong khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, việc tra cứu nhãn hiệu là một bước rất quan trọng với mục đích để tránh tình trạng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối vì lý do nhãn hiệu trùng hoặc nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác.
Cá nhân, tổ chức lưu ý có 02 cách tra cứu nhãn hiệu chính xác nhất bao gồm:
Cách 1: Thực hiện tra cứu trên Trang trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu.
Cách 2: Thực hiện tra cứu nhãn hiệu nâng cao (cụ thể việc tra cứu này là có thể liên hệ với chuyên viên tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để được hỗ trợ).
(3) Cá nhân, tổ chức không thực hiện đăng ký hưởng quyền ưu tiên:
Về bản chất, quyền ưu tiên được hiểu là quyền của đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất khi có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhau đối với các dịch vụ, sản phẩm trùng hoặc tương tự, khi đó sẽ có quyền ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ.
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, đối tượng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu như đáp ứng được đủ các điều kiện như sau:
– Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định với Việt Nam.
– Đối tượng nộp đơn thuộc những trường hợp sau đây:
+ Phải là công dân Việt Nam.
+ Phải là công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
+ Phải là công dân nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước khác.
(Theo đó nước khác được hiểu là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy tại Việt Nam).
(4) Không nắm rõ đầu mục hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được pháp luật quy định cụ thể. Để đăng ký được nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đủ hồ sơ để nộp đến Cục sở hữu trí tuệ.
Để tiết kiệm thời gian và tránh trường hợp bị trả hồ sơ khi nộp, mất thời gian sửa đổi, bổ sung thì cá nhân, tổ chức nên kiểm tra đầu mục hồ sơ cần có để tiến hành nộp hồ sơ nhanh nhất.
(5) Thực hiện đăng ký nhãn hiệu sau khi đã đưa sản phẩm ra thị trường.
2. Lý do tại sao các cá nhân, tổ chức phải đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích để thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó. Đây được coi như là một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức.
Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là hoàn toàn cần thiết để nhằm bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mỗi cá nhân, tổ chức.
Và theo quy định, mọi cá nhân, tổ chức nước ngoài có thường trú hay không thường trú tại Việt Nam, có hay không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hay không đều có quyền đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu mình thuộc đối tượng nào để xác định chủ thể được nộp đơn đăng ký xác lập quyền.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:
3.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
– 05 mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn.
– Chứng từ đã nộp lệ phí.
–
– Đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan nếu như thuộc trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên.
3.2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:
Bước 1: Thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ:
Người nộp đơn cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo chắc chắn rằng việc đăng ký nhãn hiệu này là không bị trùng.
Một lưu ý khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công.
Sau khi tra cứu được rồi, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ nhận thấy triển vọng đăng ký nhãn hiệu có thành công hay không thì sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
Cá nhân, tổ chức sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như mục 3.1 thì sẽ nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký.
Hình thức nộp hồ sơ:
– Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
– Nộp thông qua hệ thống bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
– Nộp trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:
– Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.
– Thời gian giải quyết là trong vòng 01-02 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Bước 4: Tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 09-12 tháng.
Bước 5: Ra kết quả:
Sau khi hết thời hạn thẩm định nội dung, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trường hợp từ chối không cấp thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ có văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 6: Nộp lệ phí để cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của luật sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.