Pháp luật hiện nay quy định chỉ một số loại xe được đi vào đường cao tốc, một số phương tiện không được đi vào đường cao tốc bởi vì đường cao tốc là phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới di chuyển với tốc độ cao. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những loại phương tiện nào không được đi vào đường cao tốc?
Mục lục bài viết
1. Những loại xe nào không được đi vào đường cao tốc?
Trước hết, đường cao tốc là phần đường dành cho các phương tiện xe cơ giới, đường cao tốc có giải phân cách chia làn đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một đường hoặc các đường khác, đường cao tốc được bố trí đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho quá trình lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông được diễn ra liên tục, rút ngắn thời gian hành trình, hướng dẫn cho các loại phương tiện ra/vào tại những điểm nhất định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về giao thông trên đường cao tốc. Theo đó:
– Người lái xe, người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ thì còn phải thực hiện đầy đủ theo các quy định sau đây:
+ Khi vào đường cao tốc bắt buộc phải có tín hiệu xin vào đường cao tốc, đồng thời cần phải nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc, khi thấy an toàn mới được phép cho phương tiện nhập vào lòng đường xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu đường cao tốc có làn đường tăng tốc thì cần phải cho phương tiện chạy trên làn đường tăng tốc đó trước khi cho phương tiện nhập vào làn đường chính của đường cao tốc;
+ Khi ra khỏi đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện cần phải thực hiện hoạt động chuyển dần sang làn đường phía bên ngoài, nếu có làn đường giảm tốc thì cần phải cho phương tiện chạy trên làn đường giảm tốc đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
+ Không được phép cho phương tiện chạy ở làn dừng sẽ khẩn cấp hoặc chạy ở phần lề đường trên đường cao tốc;
+ Không được cho phương tiện chạy quá tốc độ tối đa hoặc cho phương tiện chạy dưới tốc độ tối thiểu ghi nhận trên các biển báo và sơn kẻ trên mặt đường cao tốc.
– Người lái xe/người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng bắt buộc phải cho phương tiện chạy cách nhau một khoảng cách an toàn và thực hiện theo các biển báo hiệu trên đường cao tốc;
– Chỉ được cho phương tiện dừng, đỗ ở nơi quy định, trong trường hợp bắt buộc phải dừng xe hoặc đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe cần phải đưa phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy, nếu người lái xe không thể đưa phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy thì cần phải phát tín hiệu báo hiệu để người lái xe khác biết;
– Người đi bộ, các phương tiện là xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, máy kéo, các loại máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h thì sẽ không được đi vào phần đường cao tốc, ngoại trừ người/phương tiện và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý/bảo trì đường cao tốc.
Theo đó thì có thể nói, những phương tiện sau đây không được đi vào đường cao tốc:
– Người đi bộ;
– Xe thô sơ;
– Xe gắn máy;
– Xe mô tô;
– Máy kéo;
– Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
Tuy nhiên, đối với người, phương tiện, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý và bảo trì đường cao tốc thì sẽ có thể đi vào đường cao tốc (bao gồm cả các phương tiện cấm đi vào đường cao tốc nêu trên).
2. Đi xe máy vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
– Có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định vượt trên 20km/h;
– Có hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây ra tai nạn giao thông đường bộ, có hành vi đi vào đường cao tốc, dừng xe/đỗ xe trái quy định của pháp luật, quay đầu xe hoặc lùi xe trái quy định pháp luật, tránh xe hoặc vượt xe trái quy định pháp luật, chuyển hướng hoặc chuyển làn không đúng quy định gây ra tai nạn giao thông, không đi đúng phần đường hoặc làn đường xe chạy, không giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện theo quy định của pháp luật gây tai nạn giao thông, đi vào phần đường có biển báo chúa nội dung cấm đi vào đối với các phương tiện mà mình đang điều khiển, có hành vi đi ngược chiều đối với đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông;
– Điều khiển phương tiện lưu thông trên đường tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu, hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở.
Theo đó, người có hành vi điều khiển phương tiện xe máy đi vào đường cao tốc, ngoại trừ phương tiện được sử dụng để quản lý và bảo trì đường cao tốc, thì có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng.
3. Có được quay đầu xe trên đường cao tốc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về chuyển hướng xe. Theo đó:
– Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải giảm tốc độ và phát tín hiệu báo chuyển hướng xe cho các phương tiện xung quanh;
– Trong quá trình chuyển hướng phương tiện, người lái xe và người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng bắt buộc phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang lưu thông trên phần đường dành riêng cho người đi bộ và người đi xe đạp, cần phải nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều, đồng thời chỉ được phép cho phương tiện chuyển hướng xe khi quan sát thấy không có trở ngại xung quanh hoặc không có nguy hiểm cho người và phương tiện khác;
– Trong khu dân cư, người lái xe và người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng chỉ được phép quay đầu xe ở nơi có đường giao nhau hoặc quay đầu xe ở nơi có biển báo cho phép quay đầu xe;
– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, không được quay đầu xe trên cầu/đầu cầu/gầm cầu vượt, không được quay đầu xe trong hầm đường bộ, quay đầu xe trên đường cao tốc, tại nơi đường giao nhau cùng mức với đường sắt, tại nơi có diện tích đường hẹp, nơi có diện tích đường dốc, đoạn đường công chè xuất tầm nhìn.
Vì vậy, không được phép quay đầu xe trên đường cao tốc, hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: