Quy định về bảo vệ môi trường? Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Môi trường là tất cả những điều kiện nhân tạo và tự nhiên xung quanh chúng ta, tác động trực tiếp lên cuộc sống của con người, sức khỏe của con người.. không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng đó. Vậy nên Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức. các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Bên canh đó Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích cũng được quy định. Vậy Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích gồm những hoạt động nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết
Cơ sở Pháp lý: Luật bảo vệ môi trường 2020
Luật sư
1. Quy định về bảo vệ môi trường
1.1. Bảo vệ môi trường là gì?
Căn cứ dựa trên Luật Môi trường 2020
1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu
Như vậy, Mục đích của các hoạt động bảo vệ môi trường là để có các biện pháp phòng ngùa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường , Vì Môi trường là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo xung quanh chúng ta, chính vì thế mà bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính bản thân và mọi người xung quanh.
1.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Tại Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường Luật Môi Trường 2020 quy định:
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế-xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Như vậy, Bảo vệ môi trường cần có những nguyên tắc nhất định để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, bảo vệ môi trường đóng vai trò rất quan trọng vì nó là Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Đối với các Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế và với sự quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. và bảo vệ môi trường phai thực hiện đầy đủ các yếu tố như trên để có thể cân bằng giữa môi trường và các yếu tố khác theo quy định
Ngoài ra, thông qua đó có thể thấy các nguyên tắc bảo vệ môi trường không chỉ là quy định phải thực hiện để bảo vệ môi trường được tiến hành một cách tốt nhất đối với các cá nhân mà còn quy định về không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu để bảo vệ môi trường sống của đất nước nói riêng và thế giới nói chung về các hoạt động bảo vệ môi trường.
1.3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Tại Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường Luật báo vệ môi trường 2020 quy định về việc Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
Việc Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế và xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đan xen với các quy định về Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
– Căn cứ vào các điều khoản như trên, Hoạt động bảo vệ môi trường phải thực hiện dựa trên các Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như trên, Các chính sách đề ra như trên một mặt vừa cho thấy sự quan trọng và quan tâm của nhà nước và pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường. Một Mặt vừa đề ra các chính sách để nhà nước có thể quản lý việc bảo vệ môi trường thông qua các quy định của pháp luật.
– Mục đích của việc đề ra các chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước như đã nêu trên sẽ thúc đẩy các hoạt động như Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. và để Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế bền vững đan xen với việc bảo vệ các yếu tố môi trường.
2. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích đó là Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học và Bảo vệ hay sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu và thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải, Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
Bên cạnh đó tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020 cúng nêu về vấn đề Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải và công nghệ thân thiện với môi trường.
Đối với Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh và đầu tư xanh, Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường và một số quy định khác về hành vi bảo vệ môi trường được khuyến khích như Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường hay Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư, Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường và quna trọng hơn cả đó là Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
Một số các hành vi bị nghiêm cấm trong bao vệ môi trường như Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường hay Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Một số các hành vi bị nghiêm cấm khác như Gây tiếng ồn và độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí, Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sống, Việc Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức theo quy định và việc Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế