Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành tạm giữ, tạm giam? Người bị tạm giữ tạm giam bị tạm giữ, tạm giam trái pháp luật thì phải làm gì?
Tạm giữ tạm giam là hai hình thức khác nhau, đây là hai biện pháp ngăn chặn được quy định trong pháp luật hình sự để kịp thời ngăn chặn xử lý những hành vi khi có căn cứ xác định việc phạm tội của họ. Việc tạm giữ tạm giam phải thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành tạm giữ, tạm giam. Vậy cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành tạm giữ, tạm giam gồm những hành vi nào? Dưới đây là thông tin
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành tạm giữ, tạm giam
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.
3. Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
5. Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
6. Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
7. Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Như vậy chúng ta có thể thấy những điều cấm trên nhằm mục đích để việc điều tra có thể diễn ra một cách khách quan và chính xác hơn. Tại khoản 1 có nêu về cấm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ tạm giam, Trên thực tế có những trường hợp dùng nhục hình để ép các đối tương khai ra sự thật hoặc ép để khai ra điều không đúng sự thật, để hạn chế tình trạng này thì cần phải có chế tài xử phạt, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp nhục hình. Việc sử dụng nhục hình thường là những người thực thi pháp luật, những người có thể dễ dàng lợi dụng sơ hở do nắm trong tay quyền thực hành các quy định của pháp luật liên quan. Họ dễ dàng nhục hình để thực thi bởi họ biết cơ chế, chế tài xử phạt chưa thật sự được nghiêm minh, chưa thực sự đủ mạnh để răn đe, nên họ vẫn có thể thực hiện.
Điều cấm nữa được nêu ra ở dây đó là việc pháp luật cấm hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được hiểu là hành vi của một người, hoặc một nhóm người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ thẩm quyền và trình tự thủ tục. Trên thực tế, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật diễn ra rất đa dạng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau, đây có thể được xem là quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do, dân chủ rất quan trọng của công dân được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Theo đó việc cá nhân hay cơ quan tổ chức xâm phạm đến quyền này chính là xâm phạm đến quyền con người. Theo đó nên điều này bị cấm là hợp lý vè nếu người nào thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định rõ về thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thăm gặp, gồm có người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ, chồng, anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại (khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam) theo đó nếu cản trở việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân là những người theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì các trường hợp này đã vi phạm điều cấm mà pháp luật quy định.
Ngoài ra còn một số hành vi bị cấm khác như cấm người trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam những trường hợp này được hiểu là người đang bị tạm giam, tạm giữ bỏ trốn là trốn tránh khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng đối với họ. Hành vi bỏ trốn này, người phạm tội chủ yếu lợi dụng việc được ra khỏi buồng giam, buồng tạm giữ như trong khi đang bị hỏi cung, người phạm tội xin phép cán bộ điều tra đi đại tiện, tiểu tiện rồi bỏ trốn; giả vờ ốm để được đưa đi bệnh viện rồi bỏ trốn; lợi dụng được nằm điều trị tại bệnh viện rồi bỏ trốn; lợi dụng khi thực nghiệm điều tra để bỏ trốn.
2. Người bị tạm giữ tạm giam bị tạm giữ, tạm giam trái pháp luật thì phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 44. Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam Luật tạm giữ tạm giam 2015 quy định cụ thể như sau:
“1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.”
Theo đó nếu bị tạm giữ tạm giam trái pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền khiếu nại về hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền vì đã giam giữ trái pháp luật. Việc giam giữ người trái pháp luật là một trong những điều cấm trong trạm giữ tạm giam theo quy định mà pháp luật đề ra, theo đó những trường hợp tạm giữ tạm giam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh. Khi thực hiện khiếu nại thì cá nhân đó phải thực hiện đầy đủ theo trình tự thủ tục pháp luật quy định với các loại hồ sơ như
+ Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
+ Văn bản giải trình của người bị khiếu nại;
+ Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Tài liệu khác có liên quan.
+ Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang và lưu giữ tại cơ quan giải quyết khiếu nại.
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
Kết luận: Như vậy thông qua những nội dung chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy pháp luật quy định những điều cấm trong tạm giam tạm giữ để có thể thực hiện nghiêm minh quy định mà pháp luật đề ra. Mặt khác còn bảo vệ quyền lợi của người bị tạm giữ tạm giam để có thể tiến hành điều tra khách quan, chính xác nhất có thể. Nếu trong quá trình bị tạm giữ tam giam mà vi phạm, xâm phạm tới quyền và lợi ích của người bị tạm giữ tạm giam thì sẽ bị xử lý theo quy định mà pháp luật đề ra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành tạm giữ, tạm giam” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.