Quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự? Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự?
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn có những ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Điều tra vụ án hình sự giúp chứng minh hành vi phạm tội và các chủ thể là người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được. Biện pháp này được ban hành nhằm mục đích đảm bảo nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm. Để đảm bảo quá trình điều tra vụ án hình sự diễn ra chính xác, thuận lợi thì pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự:
Căn cứ Điều 14
“1. Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.
2. Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
4. Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
5. Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.”
Như vậy, pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự. Các chủ thể khi thực hiện các hành vi này căn cứ theo tính chất và mức độ sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc điều tra vụ án hình sự.
+ Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án được hiểu là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc của người có chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án.
Chủ thể theo quy định pháp luật thực hiện tội làm sai lệch hồ sơ vụ án gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Việc làm sai lệch hồ sơ vụ án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không có tội được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền (trong tố tụng hình sự) đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử người mà họ biết rõ là họ không phạm tội. Hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của công dân và bị pháp luật nghiêm cấm trong quá trình điều tra hình sự.
+ Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội được hiểu là hành vi của các chủ thể là người tiến hành tố tụng có thẩm quyền (trong tố tụng hình sự), mặc dù đã có đủ căn cứ và biết rõ một người đã có hành vi phạm tội nhưng không tiến hành khởi tố, truy tố hoặc xét xử buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó. Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ sáu tháng đến mười hai năm tù.
+ Ra quyết định trái pháp luật, được hiểu là hành vi của ngưòi có thẩm quyền trong hoạt động điểu tra, truy tố, xét xử, thi hành án và ban hành quyết định (không phải là bản án) mà biết rõ là quyết định đó không đúng vói quy định pháp luật (được áp dụng để giải quyết vụ án đó.
+ Chủ thể của tội ép buộc người khác làm trái pháp luật là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, có quyền lực đối với nhân viên tư pháp; đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cụ thể như: ra chỉ thị, muốn chủ quan của mình, nếu không theo sẽ gặp khó khăn cho bản thân hoặc trong công tác (như bị thi hành kỷ luật, mất thành tích, không được đề bạt hoặc mất quyền lợi khác…), mặc dù họ đã được nhân viên tư pháp trình bày rõ việc làm đó là trái pháp luật. Pháp luật nghiêm cấm hành vi này. Nếu các chủ thể thực hiện hành vi này thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (tùy theo hành vi cụ thể mà xử lý theo Điều 232 hoặc Điều 220).
+ Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản. Việc giữ bí mật điều tra là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình giải quyết vụ án diễn ra nhanh chóng, chính xác. Chính vì thế đối với hành vi làm lộ bí mật sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
+ Pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi can thiệp trái pháp luật vào việc điều tra vụ án hình sự. Bất cứ trong hoàn cảnh nào thì hành vi trái pháp luật đều bị nghiêm cấm và những đối tượng thực hiện hành vi đó đều sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
– Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã đưa ra quy định về việc cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cụ thể tại các điều 4 và Điều 8.
Còn tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 14.
Tất cả các hành vi bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bị pháp luật nghiêm cấm bởi nó xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con người và rất dễ để gây ra oan sai trong quá trình thi hành, điều tra đối với vụ án.
– Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
Pháp luật quy định các chủ thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Quyền này đã được ghi nhận cụ thể tại
Quyền gặp mặt, tiếp xúc, làm việc riêng của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam bắt liên quan trực tiếp từ quyền hiến định cho phép người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, và đây là cơ sở triển khai hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự. Không ai có quyền đươc cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
– Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1 Ðiều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bào chữa có quyền: (a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; (b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can”.
Cũng tại Khoản 3 Ðiều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định: “Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa”.
Như vậy, người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Do vậy nên hành vi cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật là trái pháp luật.
– Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.
Việc chống đối cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Các chủ thể thực hiện hành vi này căn cứ theo tính chất và mức độ của hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.