Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2014? Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2020?
Môi trường có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chính bởi vì thế mà bảo vệ môi trường đang ngày càng được Nhà nước ta quan tâm. Ta có thể hiểu bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống. Bảo vệ môi trường là một hành động vô cùng cần thiết đối với quốc gia. Muốn xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường càng đáng để được các chủ thể quan tâm. Vậy, pháp luật quy định ra sao về những hành vi bị cấm trong bảo vệ môi trường? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2014 :
Theo Điều 7
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm các hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
Ngoài những hành vi được quy định cụ thể nêu trên thì còn có những hành vi khác có thể gây tổn hại trực tiếp tới môi trường trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những hành vi này cũng được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như tại Điều 9 Luật Tài nguyên nước năm 2012, Điều 8
Hiện nay, thì hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định như Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gai trên thế giới nói chung và Việt Nam được bền vững.
Các chính sách cũng như các quy định pháp luật về môi trường khi được ban hành sẽ phải được các chủ thể cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Trong thực tế, hiện nay đã có không ít các chính sách, các quy định của pháp luật được ban hành chỉ nhằm giải quyết một hiện tượng cụ thể trước mắt mà không tính đến ảnh hưởng dây chuyền của văn bản đó đối với các hiện tượng xã hội khác.
Việc bảo vệ môi trường cần phải được coi là sự nghiệp của toàn dân, mọi công dân đều có trách nhiệm chung đối với việc bảo vệ môi trường quốc gia. Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải tham gia bảo vệ môi trường thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường, thực hiện các hành động chung của cộng động nhằm mục đích để bảo vệ môi trường.
Ngoài ra thì hoạt động bảo vệ môi trường còn cần phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển hay hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải. Những quy định của pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường phải nhằm mục đích để bảo vệ môi trường và cân bằng với các yếu tố khác của xã hội để tiến đến sự phát triển bền vững.
Để đảm bảo vai trò của hoạt động môi trường, tránh những tác động tiêu cực, Luật Bảo vệ môi trường được ban hành đã quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường. Đối với các chủ thể cố tình hay vô tình thực hiện các hành vi nêu trên thì căn cứ theo tính chất, mức độ và hành vi mà sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2020:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 cũng quy định cụ thể 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi xả nước thải, xả khí thải ra môi trường chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi phát tán vào môi trường các hóa chất độc hại; vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật; vi sinh vật chưa được kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với con người, sinh vật và tự nhiên.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Pháp luật cũng quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân sẽ phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các chủ thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật; đối với trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.