Hoạt động in ấn trên thực tế thường được thực hiện bởi các cơ sở in hoặc các cơ sở dịch vụ photocopy.
Hoạt động in ấn trên thực tế thường được thực hiện bởi các cơ sở in hoặc các cơ sở dịch vụ photocopy. Có thể hiểu, in là hoạt động sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra các sản phẩm nhất định như báo, tạp chí, biểu mẫu, hóa đơn, thẻ, giấy tờ… Các cơ sở in được biết đến như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in. Cơ sở dịch vụ photocopy là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp cung cấp dịch vụ photocopy.
Hoạt động in ấn về bản chất nó liên quan mật thiết đến đời sống ý thức của người dân về chính trị, xã hội, chính vì vậy mà pháp luật đã có những quy định cụ thể về các hành vi cấm thực hiện đối với hoạt động in ấn, photocopy. Tại Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP có quy định đó là:
– Thực hiện việc in ấn, photocopy các ấn phẩm có nội dung:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
– Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định.
– Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.
– Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh.
– Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bởi lẽ có những quy định cụ thể về hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy là:
Thứ nhất, đối với việc quy định các nội dung cấm không được thực hiện trong hoạt động in ấn, photocopy, pháp luật đã lựa chọn hình thức liệt kê, điểm qua các loại nội dung có thể bị lợi dụng để thực hiện việc chống phá chính quyền , ảnh hưởng nền chính trị thông qua hoạt động in ấn. Nhận thấy, trong việc tuyên truyền một chủ trương, chính sách của Đảng , Nhà nước thì hoạt động in ấn đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhân rộng, làm lan tỏa các hệ tư tưởng, đường lối chính sách đến đông đảo người dân. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu để các đối tượng phản động lợi dụng nhằm tuyên truyền những hệ tư tưởng đối nghịch, đi ngược lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, việc Nhà nước cấm việc thực hiện các hoạt động in những ấn phẩm có nội dung như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việv gìn giữ và bảo vệ nền ổn định chính trị, nâng cao tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, cũng giống như những ngành nghề kinh doanh khác, việc không khai báo hoạt động là điều luôn bị cấm trong việc thực hiện kinh doanh, và kinh doanh dịch vụ in ấn, photocopy cũng không nằm ngoài số đó. Việc hoạt động không có đăng ký, giấy phép vô hình chung đã trở thành hoạt động trốn thực hiện nghĩa vụ thuế, trốn tránh sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có liên quan trong lĩnh vực này. Chính vi vậy mà đây là một trong những hành vi pháp luật cấm đối với cơ sở in và cơ sở kinh doanh dịch vụ photocopy.
Thứ ba, trên thực tế, việc làm giả các giấy tờ Nhà nước diễn ra vô cùng phổ biến, từ việc làm giả các hồ sơ, giấy tờ cá nhân, đến bằng cấp học vị,…Để làm được việc này thì tất nhiên cần đến sự phối hợp của các cơ sở in ấn, kinh doanh dịch vụ photocopy. Chính vì vậy, pháp luật mới đưa nội dung này vào như một hành vi bị cấm đối với các đối tượng nói trên nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và có giá trị của các loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Thứ tư, sản xuất, nhập khẩu thiết bị in tráo với quy định của pháp luật. đối với một số loại hàng hóa và sản phẩm nước ta không cho phép nhập khẩu, sử dụng mà cơ sở in vẫn thực hiện việc nhập khẩu, sử dụng thì trái với quy định không chỉ của pháp luật xuất bản mà còn của pháp
>>> Luật sư
Đối với những hành vi vi phạm hoạt động in ấn có thể kể đến tại điểm c Khoản 6 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì với hành vi: “In chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và giấy tờ quản lý nhà nước khác nhưng không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan, tổ chức cấp chứng chỉ hoặc không có bản mẫu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;“thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với các trường hợp in ấn ấn phẩm có nội dung bị cấm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi sao chụp giấy tờ của cơ quan Nhà nước thì tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức.