Bán hàng đa cấp là hoạt động buôn bán có rất nhiều ưu điểm so với hình thức bán hàng trực tiếp nên vấn đề quản lý hình thức này được cơ quan có thẩm quyền xây dựng chi tiết, chặt chẽ. Bài viết này sẽ cung cấp nội dung thể hiện được những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp để cá nhân, doanh nghiệp cần biết rõ.
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về hoạt động bán hàng đa cấp:
Hiện nay, thị trường kinh doanh tại việt nam hoạt động vô cùng sô nổi và có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, trong đó có hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đánh giá thì hình thức hoạt động bán hàng đa cấp có khả năng phát triển quy mô mạng lưới bán hàng nhanh hơn so với phương thức bán hàng truyền thống. Căn cứ tại Điều 3
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp được biết đến là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Cá nhân khi có tham gia phương thức này thì sẽ được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới;
- Khi tham gia bán hành đa cấp thì đối tượng được thực hiện gồm doanh nghiệp và cá nhân. Theo đó, Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền hoạt động hợp pháp, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định này.
- Đối với trường hợp cá nhân tham gia bán hàng đa cấp thì cá nhân sẽ phải trực tiếp giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Với những quy định nêu trên thì cá nhân hay doanh nghiệp hoàn toàn có quyền được tham gia bán hàng đa cấp. Hình thức mà những đối tượng này thực hiện sẽ là sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh để hưởng hoa hồng, tiền thưởng, kết quả kinh doanh.
2. Những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp:
Về bản chất thì hình thức bán hàng đa cấp không phải trường hợp bị cấm hoạt động nhưng vì có những tiềm năng thu nhập cao mà nhiều đối tượng có hành động làm biến tướng, thậm chí lợi dụng để lừa đảo người khác. Nên để quản lý được quá trình tham gia bán hàng đa cấp thì pháp luật cũng đã quy định các đối tượng tham gia kinh doanh bán hàng cũng không được thực hiện một số hành vi nhất định.Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có ghi nhận đầy đủ các thông tin về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, như sau:
1.1. Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thì cấm thực hiện những hành vi sau đây:
- Pháp luật nghiêm cấm hành vi của doanh nghiệp là yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Có hành vi ép buộc, yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định thì mới tiến hành ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Vì mục đích muốn thúc đẩy mở rộng phạm vi bán hàng mà có những chính sách cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
- Nếu phát hiện ra hành vi của doanh nghiệp là từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cung cấp thông tin không trung thực hoặc gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Theo quy định thì trách nhiệm của doanh nghiệp khi tư vấn bán hàng thì cần đề cao việc cung cấp thông tin trung thực, thể hiện được chính xác về tính năng, công dụng của hàng hóa. Nên phát luật nghiên cấm việc cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
- Việc duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp cũng là hành vi vi phạm, bị cấm tuyệt đối;
- Đối tượng là doanh nghiệp thì cũng không được thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
- Để phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp thì doanh nghiệp tiến hành tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp
luật thương mại ; - Doanh nghiệp không được tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
- Không phải đối tượng nào cũng được thực hiện kinh doanh theo phương thức đa cấp nên nếu đối tượng theo quy định tại Điều 4 Nghị định này sẽ không được cố tình tham gia;
- Vi phạm trong việc quản lý người tham gia bán hàng đa cấp, đó là: Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
- Cuối cùng, doanh nghiệp nếu thực hiện việc mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp là cũng đang thực hiện hành vi bị nghiêm cấm.
1.2. Đối với trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp:
Cá nhân thực hiện tham gia bán hàng đa cấp thì cần biết rõ những hành vi không được thực hiện, bao gồm những hành vi sau đây:
- Đầu tiên, cần kể đến hành vi được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2023/NĐ-CP;
- Có hành động vung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, cố tình cung cấp thông tin tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp cho người mua hàng;
- Việc tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp phải có sự chấp thuận từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp vẫn chưa ủy quyền bằng văn bản nhưng cá nhân tự tổ chức thực hiện;
- Có hành động là lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
- Để có thể mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp trái quy định mà cá nhân bất chấp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Vi phạm trong các hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, cụ thể là cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
- Pháp luật nghiêm cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa đảm bảo điều kiện tối thiểu là được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thì phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nên nếu cố tình thực hiện hành vi này mà chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cũng sẽ bị nghiêm cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Để đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Đối tượng là tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình thành lập doanh nghiêp: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
+ Liên quan đến nguồn vốn: Cá nhân phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
+ Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của
+ Điều kiện ký quỹ cũng cần đảm bảo đó là, doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;
+ Đồng thời cũng phải có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;
+ Xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
+ Cần đảm bảo sự hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc trong quá trình kinh doanh để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
THAM KHẢO THÊM: