Chào Luật sư! Mong Luật sư cung cấp cho tôi thông tin về những trường hợp không được trả hoa hồng bảo hiểm. Xin chân thành cảm ơn!
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vậy trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm những đối tượng nào được trả hoa hồng bảo hiểm và những đối tượng nào không được trả hoa hồng bảo hiểm?
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 73/2016 Hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm
Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành
Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 80/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Hoa hồng bảo hiểm là gì?
Hiện nay, theo quy định của các văn bản hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực pháp luật thì không có văn bản nào có quy định rõ “Thế nào là hoa hồng bảo hiểm?”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu hoa hồng bảo hiểm là các khoản chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả trực tiếp cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Những đối tượng được trả và không được trả hoa hồng bảo hiểm
2.1 Đối tượng được trả hoa hồng bảo hiểm
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung thì những đối tượng được trả hoa hồng bảo hiểm là
– Đại lý bảo hiểm (căn cứ vào nội dung hợp đồng đại lý bao hiểm quy định tại Khoản 5 Điều 87
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (căn cứ vào khoản 1 Điều 91 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000)
“1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.”
2.2 Đối tượng không được trả hoa hồng kinh doanh bảo hiểm
Hoa hồng đại lý và tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm nhân thọ được Bộ Tài Chính quy định rõ ràng tại các thông tư, nghị định đã ban hành. Phần trăm hoa hồng nhiều hay ít dựa theo sản phẩm mà đại lý bảo hiểm bán được. Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 80/2019/NĐ-C. Theo Luật Bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm được chi trả cho đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, người có công trong khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:
Một là tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Hai là bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình.
Ba là cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Hoa hồng bảo hiểm được thanh toán như thế nào?
Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép trả cho đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ như sau:
Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân
Trường hợp cho từng nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoa hồng bảo hiểm nhân thọ được áp dụng đối với các sản phẩm bảo hiểm chính theo bảng sau:
Loại hình bảo hiểm nhân thọ | Tỷ lệ hoa hồng tối đa tính trên phí bảo hiểm (%) | ||||
Phương thức nộp phí bảo hiểm định kỳ | Phương thức nộp phí 1 lần | ||||
Năm hợp đồng thứ nhất | Năm hợp đồng thứ hai | Các năm hợp đồng tiếp theo | |||
1. Bảo hiểm tử kỳ | 40 | 20 | 15 | 15 | |
2. Bảo hiểm sinh kỳ | – Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống | 15 | 10 | 5 | 5 |
– Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm | 20 | 10 | 5 | 5 | |
3. Bảo hiểm hỗn hợp: | – Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống | 25 | 7 | 5 | 5 |
– Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm | 40 | 10 | 10 | 7 | |
4. Bảo hiểm trọn đời | 30 | 20 | 15 | 10 | |
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ | 25 | 10 | 7 | 7 |
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại. Hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là 20%. Hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh là 10% – Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC
Đối với các sản phẩm bảo hiểm triển khai theo chương trình thí điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các sản phẩm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như sau:
STT | Nghiệp Vụ Bảo Hiểm | Tỷ Lệ Hoa Hồng Tối Đa (%) |
I | BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN | |
1 | Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại | 5 |
2 | Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không | 10 |
3 | Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển | 5 |
4 | Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển) | 15 |
5 | Bảo hiểm trách nhiệm | 5 |
6 | Bảo hiểm hàng không | 0,5 |
7 | Bảo hiểm vật chất xe cơ giới | 10 |
8 | Bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện | 10 |
9 | Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính | 10 |
10 | Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh | 10 |
11 | Bảo hiểm nông nghiệp | 20 |
12 | Bảo hiểm bảo lãnh | 10 |
II | BẢO HIỂM BẮT BUỘC | |
1 | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô | 5 |
2 | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy | 20 |
3 | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật | 5 |
4 | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm | 5 |
5 | Bảo hiểm cháy, nổ | 5 |
6 | Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng | 5 |
7 | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng | 5 |
8 | Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường | 5 |
Quy định hạn mức (tỷ lệ tối đa) về chi phí quản lý và bán hàng đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm. Chi phí quản lý và bán hàng này bao gồm tất cả các khoản chi cho bộ máy quản lý của công ty, chi giao dịch và tiếp khách, chi cho cán bộ hoặc đại lý khai thác; Chi cho người quản lý đại lý của doanh nghiệp; Chi khuyến khích đại lý khai thác vượt định mức về doanh thu, về số lượng hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm cao; Chi phí để thực hiện một số chính sách phúc lợi và tạo điều kiện ổn định thu nhập cho đại lý…
Quy định về hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, với những nghiệp vụ có kết quả lỗ liên tục trong 3 năm hoặc chi vượt hạn mức chi quản lý và bán hàng sẽ không cho phép công ty được triển khai nghiệp vụ bảo hiểm ít nhất 5 năm tiếp theo; Giải thể hoặc sáp nhập các công ty bảo hiểm có kết quả kinh doanh bảo hiểm lỗ 5 năm liền.
Thu nhập là yếu tố không thể thiếu khi chọn công việc, đặc biệt nó là phần thưởng xứng đáng cho cho sự nỗ lực của tư vấn viên trong việc giúp doanh nghiệp và khách hàng kết nối với nhau.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mong Luật sư cung cấp cho tôi thông tin về những trường hợp không được trả hoa hồng bảo hiểm. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 80/2019/NĐ-Cp. Hoa hồng đại lý bảo hiểm là các khoản chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả trực tiếp cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm mang lại lợi ích dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Hoa hồng được trả để đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra trong khâu khai thác, bán sản phẩm bảo hiểm và trả công cho chính họ. Luật cũng quy định rõ, không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình…
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chủ động sử dụng hoa hồng đại lý bảo hiểm chi cho đại lý bảo hiểm để thực hiện một hoặc các nội dung sau: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Thu phí bảo hiểm; Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt, hoa hồng mà những tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ nhận được không làm ảnh hưởng gì đến các quyền lợi bảo vệ, tiết kiệm, tích lũy trong hợp đồng bảo hiểm của khách hàng.
1. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng do Bộ Tài chính quy định.
2. Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Đại lý bảo hiểm.
3. Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b) Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình;
c) Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.”
Như vậy, những trường hợp không được trả hoa hồng bảo hiểm là:
– Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
– Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình;
– Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.”