Bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo là một vấn đề nhận được sự quan tâm lớn. Trong bối cảnh này, việc xác định và đánh giá những đối tương nào sẽ bị ảnh hưởng là rất quan trọng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Từ ngày 01/07/2024, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
- 2 2. Từ ngày 01/07/2024, cách tính phụ cấp sẽ thay đổi như thế nào?
- 3 3. Cơ cấu tiền lương sẽ thay đổi như thế nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương?
- 4 4. Bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sau cải cách tiền lương năm 2024 sẽ như thế nào?
- 5 5. Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030:
1. Từ ngày 01/07/2024, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
1.1. Lý do bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo?
Các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ chính là lý do dẫn đến việc bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Bảng lương áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo căn cứ theo Nghị quyết
– Mức lương của lãnh đạo cấp dưới phải thấp hơn mức lương của lãnh đạo cấp trên.
– Mức lương chức vụ phải thể hiện được sự phân chia thứ bậc; Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng theo chức vụ đó, trong trường hợp một người giữ nhiều chức vụ thì được hưởng lương chức vụ cao nhất.
– Quy định mỗi loại chức vụ sẽ có một mức lương chức vụ tương đương, không phân loại bộ, ngành, ban uỷ ban và tương đương ở trung ương; không phân biệt các chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương.
– Việc phân biệt các chức vụ ở bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở trung ương và các chức danh lãnh đạo theo đơn vị hành chính ở địa phương được thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
1.2. Đối tượng bị bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Ngày 19/9/2023, tại Hà Nội đã diễn ra phiên bế mạc của Diễn đàn Kinh tế – xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đến việc trong năm 2024 phải sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản: “Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1.7.2024”.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng dư 208.457 tỷ đồng tiền dành cải cách tiền lương. Như vậy, để thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024, ngân sách dư 263.000 tỷ đồng.
Bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức là một trong những điểm đáng chú ý của việc cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024.
Cụ thể nội dung cải cách tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 như sau:
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công):
…
+ Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương;
…
+ Bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp thâm niên nghề (trừ công an, quân đội, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
…
Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức có thể sẽ bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
Từ ngày 01/07/2024, những đối tượng có thể sẽ bị bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi thực hiện cải cách tiền lương bao gồm các đối tượng quy định tại Mục I Thông tư 02/2005/TT-BNV sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, ngành Kiểm sát, nghiệp vụ ngành Toà án) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
– Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
2. Từ ngày 01/07/2024, cách tính phụ cấp sẽ thay đổi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, phụ cấp của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức thì hiện có ba cách tính như sau:
– Tính theo phần trăm lương hiện hưởng: Phụ cấp = (Mức lương + Phụ cấp thâm niên + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo) x tỷ lệ phần trăm phụ cấp được hưởng;
– Tính theo lương cơ sở: phụ cấp = hệ số x mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng);
– Phụ cấp được tính bằng số tiền cụ thể.
3. Cơ cấu tiền lương sẽ thay đổi như thế nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương?
Căn cứ theo chỉ đạo tại
Theo đó, cơ cấu lương của cán bộ, công chức sẽ được tính như sau:
Lương cán bộ, công chức = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (nếu có) |
Trong đó:
– Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương;
– Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương;
– Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
4. Bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sau cải cách tiền lương năm 2024 sẽ như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về việc thực hiện cải cách tiền lương 2024 cần xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo chức danh, vị trí việc làm và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, chuyển xếp lương cũ sang lương mới gồm:
– Xây dựng 1 bảng lương nghiệp vụ, chuyên môn theo chức danh nghề nghiệp viên chức và ngạch công chức, được áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ các chức danh lãnh đạo; mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức và ngạch công chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc ngạch công chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, ngạch công chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện;
+ Các công việc có cùng một mức độ phức tạp thì mức lương sẽ tương đương nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện thông qua chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các chức danh nghề nghiệp viên chức, ngạch công chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
– Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Thứ bậc trong hệ thống chính trị sẽ được thể hiện thông qua mức lương chức vụ; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên dưới phải thấp hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên; mức lương chức vụ được hưởng sẽ tương đương nhau nếu giữ chức vụ lãnh đạo như nhau;
+ Bộ Chính trị quyết định việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương;
+ Mỗi loại chức vụ tương đương sẽ được quy định một mức lương chức vụ; khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết đến thời điểm hiện tại, 13/15 Bộ đã hoàn thành Danh mục vị trí việc làm trong các lĩnh vực chuyên ngành. Dựa trên cơ sở này, một đề án đã được phê duyệt để triển khai cải cách tiền lương trong thời gian sắp tới. Do đó, bảng lương chi tiết cho các vị trí lãnh đạo ở mọi cấp bậc sẽ được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời gian tới, nhằm thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội một cách nhanh chóng.
5. Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030:
Mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW như sau:
* Đối với khu vực doanh nghiệp
– Từ năm 2021, trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng giữa người lao động, người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
– Thực hiện quản lý tiền lương, lao động trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
* Đối với khu vực công
– Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
– Từ năm 2021, chế độ tiền lương mới được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
– Thực hiện nâng mức tiền lương định kỳ phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách nhà nước.
– Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
– Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Nghị quyết 27/NQ-TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới;
– Thông tư 02/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.