Lớp 1 là ngưỡng cửa mở đầu cho cuộc hành trình chinh phục tri thức của con em. Vì vậy, việc chuẩn bị bộ đồ dùng học tập lớp 1 là điều vô cùng quan trọng để giúp bé tự tin, hứng khởi học tập trước thềm năm mới. Xin mời các phụ huynh cùng có thời gian theo dõi bài viết sau để chuẩn bị Những đồ dùng học tập cần thiết cho bé vào lớp 1 đầy đủ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Những đồ dùng học tập cần thiết cho bé vào lớp 1 đầy đủ:
- 2 2. Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng học tập lớp 1 cho các bé:
- 3 3. Hướng dẫn trẻ bảo quản đồ dùng học tập:
- 3.1 3.1. Giải thích cho trẻ ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng học tập:
- 3.2 3. 2. Dạy trẻ cách sử dụng từng món đồ đúng cách:
- 3.3 3.3. Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng gọn gàng:
- 3.4 3.4. Tạo cho trẻ thói quen kiểm tra đồ dùng hàng ngày:
- 3.5 3.5. Xử lý đồ dùng hư hỏng hoặc mất mát:
- 3.6 3.6. Làm gương và khuyến khích trẻ:
1. Những đồ dùng học tập cần thiết cho bé vào lớp 1 đầy đủ:
1.1. Ba lô, cặp sách:
Ba lô học sinh chắc chắn là sản phẩm không thể thiếu khi chuẩn bị đồ cho bé đi họ. Ba lô dùng để đựng sách vở, đồ dùng học tập cho bé. Hiện nay, có rất nhiều loại ba lô chống gù, ba lô kéo,… đa dạng kiểu dáng và màu sắc, đáp ứng được mọi sở thích của các bé. Giá tiền cho từng loại ba lô khác nhau cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tính năng và thương hiệu của sản phẩm. Các vị phụ huynh nên cho bé mang cặp sách theo những tiêu chí sau:
-
Chọn những loại cặp sách siêu nhẹ, có kích thước vừa đủ với thân hình của con trẻ. Để tránh gù lưng hay những tác động xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
-
Chọn cặp sách chất lượng tốt như chống thấm, độ bền cao trong thời tiết, môi trường, có độ an toàn cao.
-
Nên chọn những cặp sách có hai quai đeo đằng sau, có quai bản to, mềm mại, giúp phân bố lực đều và không để lại vết hằn trên vai, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
-
Chọn những loại cặp sách cho hình dạng vui tươi và sống động. Các mẫu phải có màu sắc bắt mắt và phù hợp với sở thích của bé để tạo động lực và khích lệ bé vào lớp 1.
1.2. Sách giáo khoa:
Sách giáo khoa sẽ là vật dụng gắn bó với bé trong suốt một năm học. Mỗi môn học sẽ sử dụng một cuốn sách riêng. Vì vậy, để tìm mua đúng sách và phù hợp với chương trình học của bé thì các bố mẹ nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để tránh mua nhầm sách dẫn đến ảnh hưởng quá trình tiếp thu và học bài của bé ở trên lớp.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách giáo khoa lớp 1 đã được biên soạn lại để phù hợp với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Dưới đây là danh sách các bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới:
Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”:
-
Tiếng Việt 1
-
Toán 1
-
Đạo đức 1
-
Tự nhiên và Xã hội 1
-
Giáo dục Thể chất 1
-
Âm nhạc 1
-
Mĩ thuật 1
-
Hoạt động trải nghiệm 1
-
Tiếng Anh 1
Bộ sách “Chân trời sáng tạo”:
-
Tiếng Việt 1
-
Toán 1
-
Đạo đức 1
-
Tự nhiên và Xã hội 1
-
Giáo dục Thể chất 1
-
Âm nhạc 1
-
Mĩ thuật 1
-
Hoạt động trải nghiệm 1
-
Tiếng Anh 1
Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”:
-
Tiếng Việt 1
-
Toán 1
-
Đạo đức 1
-
Tự nhiên và Xã hội 1
-
Giáo dục Thể chất 1
-
Âm nhạc 1
-
Mĩ thuật 1
-
Hoạt động trải nghiệm 1
-
Tiếng Anh 1
Bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”:
-
Tiếng Việt 1
-
Toán 1
-
Đạo đức 1
-
Tự nhiên và Xã hội 1
-
Giáo dục Thể chất 1
-
Âm nhạc 1
-
Mĩ thuật 1
-
Hoạt động trải nghiệm 1
-
Tiếng Anh 1
Bộ sách “Cánh Diều”:
-
Tiếng Việt 1
-
Toán 1
-
Đạo đức 1
-
Tự nhiên và Xã hội 1
-
Giáo dục Thể chất 1
-
Âm nhạc 1
-
Mĩ thuật 1
-
Hoạt động trải nghiệm 1
-
Tiếng Anh 1
1.3. Vở ô li:
Với các em học sinh lớp 1, vở ô li là nơi ghi lại những nét chữ đầu đời. Vở ô li có những đường kẻ tạo thành các ô vuông nhỏ, thuận tiện cho việc bé định hình nét chữ thông qua các đường kẻ mờ trên giấy, từ đó bé sẽ viết thẳng, viết đều hơn.
Khi lựa chọn vở ô li, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến chất liệu giấy. Có nhiều loại giấy có thể gây ảnh hưởng xấu đến mắt của bé. Bố mẹ nên mua các loại giấy chống lóa và có độ dài phù hợp. Với các loại vở có chất liệu giấy quá mỏng sẽ dẫn đến việc bị hằn nét chữ lên các trang sau do bé mới tập viết, chưa điều chỉnh được lực tay nên còn viết khá mạnh.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục, bố mẹ nên lựa chọn loại vở ô ly 4 ô với các tiêu chuẩn sau:
-
Độ trắng của giấy: Bố mẹ cần chọn tập vở có độ trắng sáng tự nhiên, vừa phải. Độ trắng tiêu chuẩn là 95ISO sẽ tránh làm bé lóa mắt khi tập viết
-
Chất liệu giấy: Giấy không quá bóng và không lem, nhòe mực khi viết. Định lượng giấy tiêu chuẩn nên là 100g/m2
-
Thiết kế bìa vở: Sở hữu tập vở có in hình nhân vật, họa tiết theo sở thích của bé sẽ giúp bé thêm yêu thích việc học. Nhiều phụ huynh, trường học lựa chọn cá nhân hóa tập vở bằng cách in tên, hình ảnh, môn học lên trên tập vở để tránh việc các em cầm nhầm vở của nhau.
1.4. Bút viết:
Bút chì
Bút chì sẽ gắn bó với bé trong thời gian đầu lớp 1. Theo lộ trình học, bé sẽ làm quen với bút chì trước khi viết bút mực bởi trong thời gian đầu làm quen với việc viết chữ, bút chì sẽ giúp bé sửa những lỗi sai và luyện nét chữ dễ dàng hơn. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại bút chì khác nhau. Vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn cho các bé loại bút chì chất lượng, không dễ gãy, không đậm quá và cũng không nhạt quá để bé có thể viết dễ dàng.
Bút mực:
Sau bút chì, bút mực là loại bút bé sẽ sử dụng thường xuyên trong bậc tiểu học. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn loại bút có chất liệu nhẹ, tránh làm bé mỏi tay trong quá trình luyện viết. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chọn cho các bé loại bút vừa vặn với bàn tay, điều này sẽ khiến các bé dễ dàng hơn trong quá trình điều khiển bút.
ên mua sẵn cho bé từ 2 – 3 chiếc bút bởi trong quá trình viết, việc tòe ngòi mực rất dễ xảy ra. Khi có nhiều chiếc bút, bé có thể linh hoạt thay đổi để ghi bài trên lớp.
Hộp mực:
Để bút mực có thể sử dụng được thì không thể thiếu sự xuất hiện của hộp mực. Các loại mực cho bút thường có giá cả phải chăng và đa dạng thương hiệu. Khi lựa chọn, bố mẹ nên mua những loại mực có màu đẹp, ít cặn để tránh làm hỏng bút.
Thước kẻ:
Bắt đầu vào lớp 1, các bé sẽ được làm quen với môn toán học. Trong đó, có các hình khối và các đường thẳng cần phải sử dụng đến thước kẻ để có những đường kẻ được thẳng và vẽ ra hình chuẩn kích thước. Vì vậy, bố mẹ cũng đừng quên món đồ dùng này nhé.
Việc tạo thói quen dùng thước cho bé cũng là điều nên làm, bởi nếu các bé kể bằng tay thì nét vẽ sẽ nguệch ngoạc và cong. Nếu không nhắc nhở bé thì rất dễ trở thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến việc học trong các lớp cao hơn sau đó.
Gôm tẩy và gọt bút chì:
Sử dụng bút chì thường xuyên sẽ cần tẩy để bé sửa các lỗi viết và đồ gọt để gọt nhọn bút. Hai dụng cụ này khá phổ biến và dễ lựa chọn.
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chọn tẩy phù hợp vì có nhiều loại tẩy chất lượng kém sẽ làm hỏng giấy vở, tạo ra nhiều vụn tẩy, gây mất vệ sinh không gian lớp học và bám lên người bé. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên mua loại gọt bút chì vừa tay với bé, không nên bé quá sẽ gọt khó, cần kiểm tra lưỡi dao tránh trường hợp gọt bút chì bị cùn.
Hộp đựng bút:
Trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ đồ đạc cá nhân. Vì vậy, cần chuẩn bị hộp đựng bút cho bé để rèn luyện tính bảo vệ đồ dùng, tránh rơi mất đồ và sử dụng cho thuận tiện. Hiện nay, trên thị trường có nhiều mẫu mã hộp bút đẹp, giá cả phải chăng, phù hợp với mọi sở thích của bé.
Bảng học sinh, giẻ lau:
Trong các tiết học, để tạo sự tương tác trong lớp, các thầy cô giáo sẽ yêu cầu sử dụng bảng học sinh để trả lời các câu hỏi, nên các mẹ đừng quên mua bảng và những dụng cụ kèm theo để bé có sự chuẩn bị tốt nhất. Các nhà sách hiện nay đã bán kèm bảng, phấn và khăn lau để tiện cho bé sử dụng. Bố mẹ cũng có thể chuẩn bị một chiếc khăn lau khác từ nhà để bé lau bảng sạch hơn.
Bình đựng nước:
Để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ, tránh những bệnh lây nhiễm, phụ huynh nên mua cho con mình bình nước cá nhân, đặc biệt là trong môi trường lớp học, việc kiểm soát bệnh truyền nhiễm rất khó khăn. Việc dùng bình đựng nước cũng là một cách để bé chăm chỉ uống nước hơn, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
1.5. Dụng cụ học tập khác dành riêng cho các môn học:
Mỗi môn học sẽ có những yêu cầu riêng về các dụng cụ học tập. Dưới đây là sản phẩm phổ biến sẽ phục vụ cho việc học của bé tại môi trường mới:
Bộ đánh vần, bộ đồ dùng học toán:
Hai bộ dụng cụ gồm những chữ cái và chữ số cùng quyển hình ảnh trực quan sẽ giúp bé luyện tập để thành thạo và nhớ lâu hơn những kiến thức trên trường. Các ký tự trong bảng được ghi rõ ràng, có cả hình vẽ và màu sắc sinh động về các chủ đề con vật giúp bé thích và ham học. Bảng đa năng tiện lợi và khó tháo rời, tránh việc bé làm mất, làm hỏng các chữ cái trong bảng.
Hộp sáp màu:
Để phục vụ cho bộ môn mĩ thuật, bố mẹ cũng cần chuẩn bị hộp màu cho bé. Phụ huynh nên lựa chọn những hộp màu sáp hay bút chì màu nhằm giúp bé sử dụng dễ dàng cũng như bền hơn.
Hiện nay có nhiều loại màu với giá cả phải chăng, bố mẹ nên mua cho bé bộ từ 12 – 24 màu, tránh trường hợp quá nhiều màu khiến bé không kiểm soát được, gặp khó khăn trong việc bảo quản và làm thất lạc dần dần.
Đất nặn:
Chương trình tiểu học có nhiều môn học giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, trong đó có tạo hình đất nặn. Các loại đất nặn cho trẻ em thường đa dạng sắc màu và có thêm cả những khuôn sẵn để bé có thể dễ dàng tạo hình mình yêu thích. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần nhắc bé rửa tay thật kĩ sau khi dùng đất nặn nhé.
2. Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng học tập lớp 1 cho các bé:
Đảm bảo an toàn:
-
Chọn đồ dùng có chất liệu an toàn, không độc hại.
-
Tránh bút, thước hoặc dụng cụ có đầu nhọn gây nguy hiểm.
Phù hợp với bé:
-
Kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng.
-
Màu sắc và thiết kế sinh động, phù hợp sở thích của trẻ.
Không mua quá nhiều:
-
Chỉ mua vừa đủ theo yêu cầu của trường và chương trình học.
-
Đồ dùng không cần thiết có thể khiến trẻ lúng túng hoặc mang vác nặng.
3. Hướng dẫn trẻ bảo quản đồ dùng học tập:
3.1. Giải thích cho trẻ ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng học tập:
Lý do cần bảo quản:
-
Đồ dùng sạch sẽ, bền đẹp sẽ giúp học tập thuận lợi hơn.
-
Hạn chế việc phải mua lại, tiết kiệm tiền cho gia đình.
-
Thể hiện tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân.
Lời khuyên:
-
Sử dụng những câu chuyện đơn giản hoặc ví dụ thực tế để trẻ dễ hiểu.
-
Khen ngợi khi trẻ giữ gìn đồ dùng cẩn thận.
3. 2. Dạy trẻ cách sử dụng từng món đồ đúng cách:
Bút viết:
-
Đậy nắp bút sau khi sử dụng để mực không khô.
-
Không bấm bút chì màu hoặc bút bi quá mạnh để tránh gãy ngòi.
Thước kẻ:
-
Không uốn cong hoặc gõ thước để tránh gãy.
-
Cất thước vào hộp bút sau khi dùng.
Sách vở:
-
Dạy trẻ không gấp mép trang sách hoặc viết vẽ bậy lên sách vở.
-
Bao bọc sách vở cẩn thận bằng bìa nilon và dán nhãn tên.
Bút màu và màu nước:
-
Đậy kín nắp bút màu và hộp màu nước sau khi sử dụng.
-
Không để màu dính ra ngoài, làm bẩn hộp hoặc các đồ dùng khác.
3.3. Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng gọn gàng:
Trong cặp sách:
-
Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng theo ngăn: bút trong hộp bút, sách vở xếp gọn.
-
Dạy trẻ lấy ra những đồ không cần thiết mỗi ngày để giảm trọng lượng cặp.
Trên bàn học:
-
Chuẩn bị các khay, hộp nhỏ để đựng bút, thước, gôm.
-
Dạy trẻ dọn dẹp bàn học gọn gàng sau mỗi buổi học.
Hộp bút: Kiểm tra và sắp xếp lại hộp bút thường xuyên, không để đồ dùng bị lẫn lộn hoặc mất.
3.4. Tạo cho trẻ thói quen kiểm tra đồ dùng hàng ngày:
Buổi tối trước khi đi học:
-
Hướng dẫn trẻ tự kiểm tra cặp sách, đảm bảo không thiếu đồ dùng cho buổi học hôm sau.
-
Dạy trẻ xếp cặp sách theo thời khóa biểu.
Sau mỗi buổi học:
-
Khuyến khích trẻ kiểm tra đồ dùng sau khi học xong để không để quên hoặc làm mất.
-
Nhắc trẻ cất ngay đồ dùng vào hộp bút hoặc cặp sau khi sử dụng.
3.5. Xử lý đồ dùng hư hỏng hoặc mất mát:
Dạy trẻ cách sửa chữa đơn giản:
-
Hướng dẫn bé gọt bút chì đúng cách hoặc thay ngòi bút bi.
-
Nói bé thông báo ngay nếu đồ dùng bị hỏng để cha mẹ hỗ trợ sửa chữa.
Tránh lãng phí:
-
Giải thích rằng nếu làm mất hoặc làm hỏng đồ dùng, bé sẽ phải dùng tiền tiết kiệm để mua lại.
-
Khuyến khích trẻ dùng đồ đến khi hết mực, hết màu trước khi thay mới.
3.6. Làm gương và khuyến khích trẻ:
Phụ huynh làm gương: Hãy giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình gọn gàng để trẻ noi theo.
Khuyến khích và khen thưởng:
-
Động viên trẻ khi bé giữ đồ dùng sạch sẽ và ngăn nắp.
-
Khen thưởng nhỏ nếu trẻ duy trì tốt thói quen bảo quản đồ dùng.
Đồ dùng bị hỏng:
-
Giải thích cho trẻ cách sửa chữa hoặc thay thế.
-
Nhắc trẻ rút kinh nghiệm để không lặp lại sai sót.
-
Trẻ lớp 1 còn nhỏ, phụ huynh cần kiên nhẫn lặp lại các hướng dẫn nhiều lần.
THAM KHẢO THÊM: