Tư vấn về trường hợp chốt sổ bảo hiểm thiếu thời gian đóng. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Những điều cần biết về chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tư vấn về trường hợp chốt sổ bảo hiểm thiếu thời gian đóng
- 2 2. Chốt sổ bảo hiểm cũ khi tham gia hợp đồng lao động mới
- 3 3. Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 4 4. Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
- 5 5. Thẩm quyền chốt sổ bảo hiểm xã hội
- 6 6. Hỏi về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 7 7. Trường hợp chốt sổ bảo hiểm xã hội?
- 8 8. Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
1. Tư vấn về trường hợp chốt sổ bảo hiểm thiếu thời gian đóng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên mầm non, tôi vào ngành năm 2001. Đến năm 2003 tôi được tham gia bảo hiểm xã hội theo nghị định 01/2003/NĐ- CP. Đến tháng 12/2003 tôi sinh con nhưng đến tháng 4/2004 tôi mới làm chế độ và được hưởng chế độ thai sản. Vừa qua bảo hiểm xã hội chốt sổ tôi nhận thấy ghi từ tháng 9/2003 đến tháng 12/2003 không tham gia bảo hiểm, từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004 nghỉ thai sản. Trong thời gian trên tôi vẫn tham gia đóng bảo hiểm đều đặn. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi xem sai sót ở chỗ nào. Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là giáo viên mầm non vào ngành năm 2001. Bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2003, đến tháng 12/2003 bạn sinh con và hưởng chế độ thai sản từ tháng 12/2003 đến tháng 03/2004. Tuy nhiên nay bạn chốt sổ bảo hiểm xã hội thì phát hiện trên sổ bảo hiểm xã hội thể hiện khoảng thời gian từ tháng 9/2003 đến tháng 12/2003 bạn không tham gia bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo đó văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để điều chỉnh sự việc ở đây là Nghị định số 12/CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi một số điều của điều lệ bảo hiểm.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP quy định về các đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
…
e) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang;
…”
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
Do đó căn cứ theo Điều 44 Điều lệ bảo hiểm xã hội 1995 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng quy định; trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp khi cần thì xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan khi có thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo thông tin bạn cung cấp thì thời gian từ tháng 12/2003 đến tháng 03/2004 bạn nghỉ thai sản. Căn cứ tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 36a như sau:
‘Điều 36a. Thời gian người lao động nữ nghỉ việc trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 và thời gian người lao động nghỉ việc để nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Điều 13 Điều lệ này được tính là thời gian để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong thời gian nghỉ này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội mà do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.”
Do đó, trong thời gian bạn nghỉ thai sản thì cả bạn lẫn cơ quan bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội nên việc trên sổ bảo hiểm không thể hiện quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 12/2003 tới tháng 3/2004 mà ghi là nghỉ thai sản là đúng quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật về chốt sổ bảo hiểm xã hội:1900.6568
Còn việc khoảng thời gian từ tháng 09/2003 đến tháng 12/2003 bạn vẫn đóng bảo hiểm đều đặn nhưng trên sổ bảo hiểm lại thể hiện trong thời gian này bạn không tham gia bảo hiểm xã hội là không có căn cứ. Do đó, trường hợp này có thể do một trong hai nguyên nhân sau:
– Trường hợp 1, do cơ quan bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời gian từ tháng 9/2003 đến tháng 12/2003 nhưng vẫn trừ tiền đóng bảo hiểm của bạn. Như vậy cơ quan bạn đã trốn đóng bảo hiểm xã hội của bạn trong thời gian trên là một trong các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong trường này khi phát hiện cơ quan bạn trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Các trường hợp truy thu
1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016; được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
Do đó, cơ quan bạn không đóng bảo hiểm trong thời gian từ tháng 09/2003 đến tháng 12/2003 cho bạn thuộc trường hợp trốn đóng bảo hiểm xã hội, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia; nên phải bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, việc cơ quan bạn trốn đóng bảo hiểm cho người lao động được phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì cơ quan bạn sẽ phải đóng số tiền bị truy thu bao gồm: số tiền phải đóng theo quy định và số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.
– Trường hợp 2, do cơ quan bảo hiểm xã hội đã tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội của bạn không đúng với thời gian thực đóng tức là thiếu 4 tháng như thông tin bạn cung cấp. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội liên tục ứng với thời gian đó, nếu làm việc và đóng bảo hiểm xã hội dứt quãng thì được cộng dồn lại. Và quy định rằng người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vây, khi phát hiện có sự sai sót này thì bạn nên kiến nghị đến cơ quan để xem xét lại hồ sơ tham gia bảo hiểm của bạn để tìm ra nguyên nhân của việc sai sót này. Đồng thời kiến nghị tới cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền để phối hợp thực hiện việc điều chỉnh thời gian tham gia bảo hiểm của bạn.
2. Chốt sổ bảo hiểm cũ khi tham gia hợp đồng lao động mới
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Văn Phòng Công ty Luật Dương Gia. Xin cho tôi được hỏi. Tôi nghỉ việc công ty từ tháng 11 năm 2014 và tôi có hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tôi có nhờ bên nhân sự cũ tư vấn việc chốt sổ bảo hiểm xã hội hưởng tiền 1 lần (số tiền tương ứng số năm tôi công tác). Họ hướng dẫn 1 năm sau thì mang sổ bảo hiểm xã hội ra cơ quan BHXH quận hoặc TPHCM để đăng ký làm hồ sơ và thủ tục. Nhưng đến nay tôi đi làm công ty mới, vì chưa đến tháng 11 năm 2015 nên tôi chưa chốt sổ. Và công ty mới đóng các loại bảo hiểm và BHXH trên số BHXH cũ của tôi có ảnh hưởng việc tôi chốt sổ cũ (thời gian tôi công tác trước đây) váo tháng 11 năm 2015 hay không? Vậy xin cho tôi được phép hỏi thủ tục chốt sổ như thế nào? Nếu chưa đến hạn chốt sổ cũ mà công ty mới vẫn đóng BHXH trên số sổ BHXH cũ sau này tôi đi chốt sổ cũ có ảnh hưởng gì không? Và cách giải quyết như thế nào? Xin chân thành cảm ơn quý công ty.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm c) Khoản 1 Điều 55 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”: Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy theo quy định “
Hiện nay, bạn đã tham gia lao động tại công ty mới. Công ty mới đã tiến hành đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội cũ như vậy bạn sẽ không làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cũ. Thời gian bạn tham gia bảo hiểm ở sổ bảo hiểm xã hội cũ sẽ được bảo lưu trong thời gian bạn tham gia lao động tại công ty mới.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
3. Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác từ ngày 17/2/2014 đến ngày 27/10/2015. Do có chút mâu thuẫn nên tôi đã xin nghỉ việc, và được công ty đồng ý, tôi xin việc ở công ty mới và tôi phải thử việc 2 tháng nên sắp tới tham gia bảo hiểm. Vậy xin cho tôi được hỏi: tôi hay công ty phải làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm để tôi tham gia bảo hiểm ở công ty mới này?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ luật lao động 012 thì:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Theo đó, trường hợp của bạn thì khi bạn chấm dứt hợp đồng làm việc tại Công ty A thì công ty phải có
4. Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi hiện em nghỉ công ty được 1 tháng và em đến hỏi sổ bảo hiểm thì công ty chưa chốt sổ bảo hiểm cho em. Em muốn tự chốt sổ bảo hiểm. Em bị mất thẻ bảo hiểm y tế nhưg em có giấy quyết định nghỉ việc của công ty thì có chốt sổ được không (mong luật sư có thể trả lời cho em, em xin cảm ơn)?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ “Bộ luật lao động 2019” quy định
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
…
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Nếu quá thời hạn công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: “không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động”; cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động”.
Do đó, việc chốt sổ là trách nhiệm của bên chủ sử dụng lao động, ngoài ra áp dụng theo quy định tại Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH ngày 9 tháng 9 năm 2015
“Điều 34. Đơn vị sử dụng lao động, UBNDxã, Đại lý thu và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.1. Tham gia lần đầu:
a) Lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
b) Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
c) Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động.
d) Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người lao động.
1.2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng:
a) Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn.
b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu trực tiếp bên công ty của của mình thực hiện thủ tục chốt sổ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động như bạn.
5. Thẩm quyền chốt sổ bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đóng bảo hiểm xã hội tại Ngân hàng ở tỉnh Quảng Trị từ 6/2011 đến tháng 3/2015 (đóng BHXH tại Quảng Trị). Từ tháng 4/2015 – tháng 8/2015: chuyển công tác trong cùng hệ thống ra Hội sở chính tại Hà Nội (đóng BHXH tại Quận Ba Đình, Hà Nội). Tháng 9/2015 tôi chuyển công tác về công tác tại Ngân hàng khác tại Đà Nẵng (nhưng đóng BHXH tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện đang công tác tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, tháng 11/2015 Ngân hàng cũ mới trả sổ BHXH cho tôi và chốt sai tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể: Thời gian chốt tham gia BHXH thiếu khoảng thời gian tham gia BHXH từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2015. Tôi đã yêu cầu Ngân hàng cũ chốt lại thời gian đóng BHXH đúng theo thực tế. Tuy nhiên được trả lời theo quy định BHXH thì nếu chốt sai tổng thời gian tham gia BHXH thì đơn vị hiện đang quản lý người lao động sẽ là thực hiện điều chỉnh sổ BHXH cho tôi. Kính nhờ Luật Dương Gia tư vấn cho tôi, trường hợp tôi muốn điều chỉnh đúng thời gian chốt tham gia BHXH thì đơn vị nào thực hiện chốt sổ lại và cần những thủ tục gì. Hiện nay, tôi đang chuẩn bị mở công ty tư nhân sau đó sẽ chuyển đóng BHXH tại Đà Nẵng. Như thế ai là người có trách nhiệm chốt thời gian BHXH cho tôi. Trân trọng cảm ơn Quý Công ty.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 5, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật
Khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội: Cơ quan bảo hiểm xã hội hằng năm phải xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn khi bạn nghỉ việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi hồ sơ tới Bảo hiểm xã hội cấp huyện để tiến hành chốt sổ bảo hiểm cho người lao động, có sự phối hợp của cả 2 cơ quan.
Bạn muốn chốt lại khoảng thời gian bạn đã bị ghi thiếu trong sổ BHXH từ tháng 01/2015 đến tháng 03/2015 thì bạn có thể yêu cầu cơ quan bạn công tác phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội tại Quảng Trị để tiến hành chốt lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
6. Hỏi về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin nhận được sự giúp đỡ của anh chị, em xin cảm ơn. Ngày 29/4/2016, em viết đơn xin nghỉ việc ở công ty A theo như đơn thì 29/5/2016 em sẽ chấm dứt hợp đồng. Nhưng em có xin nghỉ ốm không lương và nghỉ phép nên theo bảng lương từ ngày 20/4 đến 20/5 em đi làm dưới 14 ngày và không đóng bảo hiểm. Trong thời gian tháng 5, em có làm việc ở công ty B và đóng bảo hiểm theo số sổ cũ. Cuối tháng 6, công ty A gọi điện báo em không chốt được sổ bảo hiểm do đóng bảo hiểm ở công ty B tháng 5 mà tháng 5 công ty A mới chốt sổ nên không chốt được. Anh chị tư vấn giúp em làm cách nào có thể chốt được sổ bảo hiểm?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của phápluật”
Tháng 5 bạn không đóng bảo hiểm ở công ty A, ngày 29/05/2016, bạn nhận được
7. Trường hợp chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên đang giảng dạy ở một trường trung học cơ sở và tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2000 nhưng cách đây mấy ngày tôi phát hiện các sổ bảo hiểm xã hội của các giáo viên trường tôi chưa chốt sổ từ năm 2013 của Bảo hiểm xã hội huyện. Vậy xin hỏi: Tôi phải làm gì để yêu cầu Bảo hiểm xã hội huyện chốt sổ bảo hiểm cho tôi và các giáo viên khác, cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện có trách nhiệm gì trong việc này, việc chốt sổ bao hiểm từng tháng hay từng năm hay vài năm?
Luật sư tư vấn:
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 959/QĐ-BHXH thì việc chốt sổ bảo hiểm được thực hiện trong trường hợp sau:
+ Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.
+ Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định pháp luật.
Theo quy định Điểm 2.1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì bảo hiểm xã hội có trách nhiệm xác nhận, chốt sổ bảo hiểm xã hội và ghi thời gian dóng bảo hiểm thất nghiệp đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị do Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp thu, người đã hưởng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc tại trường trung học cơ sở và tham gia bảo hiểm xã hội, nếu chưa chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc thôi việc hoặc đơn vị bạn chưa chuyển địa bản, chấm dứt hoạt động thì chưa tiến hành chốt sổ bảo hiểm cho bạn và những người khác. Hàng tháng đơn vị bạn đóng bảo hiểm xã hội cho bạn và cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn muốn biết quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp với kế toán trường học hoặc cơ quan bảo hiểm nơi bạn đang tham gia bảo hiểm để biết chính xác.
8. Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cách đây 2 tháng em có viết dơn xin nghỉ việc và đã có quyết định thôi việc.nhưng em làm mất BHYT. Công ty em yêu cầu em xuất trình BHYT mới giải quyết trả sổ BHXH. Vậy bây giờ em phải làm thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“….
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Luật sư
– Căn cứ biểu mẫu ban hành kèm Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH ngày 9 tháng 9 năm 2015, thủ tục báo giảm lao động. Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 103/……/THU thì hồ sơ bao gồm:
1/ Mẫu D02-TS : 1 bản
3/ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
4/ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
5/ Truy thu BHXH, BHYT, BHTN: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (Phụ lục 2 – Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH, 01 bản)
Theo quy định của pháp luật, để có thể báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm cho bạn, người sử dụng lao động cần thu lại BHYT. Bởi vậy, nếu bạn làm mất thẻ BHYT, bạn cần báo với người sử dụng lao động để làm thủ tục cấp thẻ mới. Sau khi có thẻ BHYT, bạn mới có thể chốt sổ BHXH.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:
“4.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho bạn. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, bạn vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Vậy, bạn phải xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, sau đó khi được cấp thẻ mới, công ty mới có thể tiếp tục xin làm thủ tục chốt BHXH.