Những điểm mới của biện pháp tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
So với quy định về BPNC tạm giữ của BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 có một số điểm mới. Cụ thể:
Thứ nhất, so với quy định về người bị tạm giữ trong BLTTHS năm 2003 thì không có sự khác biệt lớn nhưng người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp trong quy định tại BLTTHS năm 2003 nay được gọi là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại điều 110 BLTTHS 2015, đây là quy định mới thay thế biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại điều 81 BLTTHS 2003.
Thứ hai, về giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Khoản 4 Điều 110 BLTTHS 2015 quy định: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này”. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 83 BLTTHS 2003 quy định: “1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt”. Như vậy, BLTTHS 2015 đã quy định về thời gian phải ra quyết định tạm giữ lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do khi xét thấy không có căn cứ giữ người là 12 tiếng thay vì 24 tiếng như BLTTHS 2003. Việc quy định như vậy thể hiện sự nhân đạo và đề cao quyền con người của BLTTHS 2015.
Thứ ba, về chủ thể có thẩm quyền áp dụng: BLTTHS 2015 đã mở rộng phạm vi những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài những chủ thể được quy định tại khoản 2 điều 81 BLTTHS 2003, thì tại điểm b, khoản 2 điều 110 BLTTHS 2015 quy định bổ sung các chủ thể như sau:
Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biện, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.
Việc bổ sung các chủ thể như vậy là hoàn toàn phù hợp với quy định tố tụng 2015 về việc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các chủ thể.
Thứ tư, về quyền của người bị tạm giữ, để tạo điều kiện cho người bị tạm giữ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Khoản 2 Điều 59 BLTTHS năm 2015 đã được quy định bổ sung quyền cho người bị tạm giữ, theo đó:
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Được
d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá,
g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 quy định thêm Điều 59 về quyền của người bị tạm giữ. Việc quy định như vậy thể hiện sự tôn trọng quyền con người, quyền được pháp luật bảo hộ của công dân.
Nhìn chung, các quy định của BLTTDS năm 2015 đã có những sửa đổi tích cực trong các điều khoản về biện pháp tạm giữ so với Bộ luật trước đó. Đặc biệt, có thể thấy rằng, các thay đổi trên cũng nhằm hướng tới những giá trị chung của tinh thần pháp luật nhân loại trong xu thế hòa nhập ngày càng tăng mạnh. Tinh thần học tập, sửa đổi là điểm cần thiết bởi lẽ vốn dĩ pháp luật luôn luôn phải không ngừng thay đổi để hoàn thiện trước hoàn cảnh đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người.