Bị bắt nạt ở trường học còn được gọi là bị bạo lực học đường. Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây thực trạng bạo lực học đường xảy ra liên tục hơn và có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Vậy những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường cha mẹ phải biết là gì?
Mục lục bài viết
1. Những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường:
- Con bị trầm cảm: Dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy con là nạn nhân của bắt nạt đó là các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu vào năm 2001 về hành vi bắt nạt ở thanh niên Mỹ đã viết rằng: “Trẻ bị bắt nạt thường cho thấy cảm giác không an tâm, lo lắng, căng thẳng, cô đơn, bất hạnh, những triệu chứng thể chất và tinh thần, lòng tự trọng thấp”. Trầm cảm có thể dẫn đến những điều bi thảm như là tự tử, vì vậy hãy cha mẹ hãy để ý con mình, nếu có những dấu hiệu này nên có cách giúp đỡ trẻ từ sớm.
- Sợ hãi mạng xã hội: Ngày nay, việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở ngoài đời thực mà nó còn trên mạng xã hội, biểu hiện bằng những lời lẽ xúc phạm, chế giễu hay là nhục mạ.
- Thường xuyên đau ốm: Có thể trẻ kiếm cớ trốn học, không tham gia hoạt động chung, cũng có thể việc bị bắt nạt khiến cho tâm sinh lý thay đổi và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.
- Sợ đến trường: Khi bị bạn bè bắt nạt, trường học sẽ trở thành nơi ám ảnh đối với trẻ. Nếu buổi sáng trẻ thường kiếm cớ nghỉ học hoặc là đến trường trong lo lắng, cha mẹ cần chú ý con nhiều hơn. Việc trở lại trường và phải gặp lại những kẻ bắt nạt khiến các em cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí, nhiều em bật khóc khi ai đó nhắc đến chuyện đi học.
- Thói quen ăn uống của con thay đổi: Những thay đổi này xảy ra vì một số các lý do, bao gồm trầm cảm. Các khả năng khác bao gồm kẻ bắt nạt lấy thức ăn hoặc tiền ăn trưa của con.
- Xuất hiện các vết thương không rõ nguyên nhân: Khi đi học, việc con trẻ vô tình gặp phải những tai nạn nhỏ và bị thương là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu như cảm thấy đứa trẻ có xu hướng không trung thực về nguyên nhân gây nên các vết bầm tím, cào cấu trên cơ thể mình thì cha mẹ để tâm hơn và liên hệ ngay với giáo viên để biết chuyện gì đã xảy ra.
- Điểm số xuống dốc: Nếu trẻ thường có kết quả học tập tốt nhưng điểm số đang dần đi xuống thì đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt, bởi trẻ bất an khi ở trường, thường gặp khó khăn trong việc tập trung nghe giảng hoặc làm bài tập về nhà.
- Thường xuyên mất ngủ: Những đứa trẻ bị bắt nạt thường mất ngủ hoặc là tỉnh giấc giữa đêm vì các em hay nghĩ đến những chuyện đã xảy ra, hoặc lo sợ ngày mai phải đến trường phải đối diện với kẻ bắt nạt.
- Đồ dùng học tập bị mất hoặc làm hỏng: Tất nhiên, đây cũng là chuyện bình thường khi đi học. Tuy nhiên, nếu như tần suất diễn ra việc này quá thường xuyên, cộng thêm thái độ mập mờ của đứa trẻ khi mà được hỏi thì không hề bình thường chút nào.
2. Những giải pháp nói không với tình trạng bắt nạt ở trường học:
- Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức: Giáo dục về tình trạng bạo lực học đường (bắt nạt ở trường học) là quan trọng để tạo ra sự nhận thức và hiểu biết sâu sắc về vấn đề này. Cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều cần được thông tin về hậu quả của bạo lực học đường và cách ngăn chặn nó.
- Xây dựng môi trường học tập an toàn và hỗ trợ: Tạo ra một môi trường học tập an toàn, ấm cúng và hỗ trợ là cần thiết nhằm để ngăn chặn bạo lực. Điều này có thể bao gồm việc thiết kế các chương trình hỗ trợ tâm lý, tạo ra những cơ hội cho học sinh để gặp gỡ, trò chuyện với nhân viên tâm lý hoặc giáo viên khi cần thiết.
- Xây dựng các chương trình rèn luyện kỹ năng xã hội: Phát triển kỹ năng xã hội cho học sinh có thể giúp cho họ hiểu rõ hơn về cách giải quyết xung đột một cách tích cực và không bạo lực. Những hoạt động nhóm, trò chơi và bài học về kỹ năng giao tiếp có thể được tích hợp vào chương trình giáo dục.
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng: Sự hỗ trợ từ phía gia đình và cộng đồng cũng khá quan trọng trong việc phòng chống bạo lực học đường. Các chương trình hợp tác giữa nhà trường, phụ huynh và cả cộng đồng địa phương có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ mạnh mẽ cho học sinh.
- Thiết lập quy tắc và hậu quả rõ ràng: Việc thiết lập quy tắc cứng rắn về bạo lực và áp dụng hậu quả cụ thể cho các hành vi bạo lực là cần thiết. Học sinh cần được biết rằng bạo lực sẽ không bao giờ được chấp nhận và sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu họ vi phạm quy tắc này.
- Tạo ra cơ hội tham gia và đóng góp: Cung cấp các cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình tạo ra những biện pháp phòng chống bạo lực học đường có thể giúp cho họ cảm thấy rằng họ đang là một phần của giải pháp và có sức ảnh hưởng tích cực.
3. Thực trạng học sinh bị bắt nạt ở trường hiện nay:
Bị bắt nạt ở trường học còn được gọi là bị bạo lực học đường. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và những hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây thực trạng bạo lực học đường xảy ra liên tục hơn và có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Bạo lực học đường đang len lỏi từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao hơn nữa. Ở mỗi cấp học thì mức độ có thể khác nhau nhưng hậu quả để lại rất nặng nề khiến cho nạn nhân chấn thương tâm lý, thậm chí phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Điển hình như gần đây vụ học sinh lớp 8 bị đánh chết não tại Long Biên (Hà Nội). Ngoài ra, còn có rất nhiều các trường hợp bạo lực tinh thần, như lời lẽ xúc phạm và đe dọa qua tin nhắn, trên mạng xã hội hoặc trong những nhóm chat của lớp. Các lời lẽ ác ý và những hành động đố kỵ đã gây ra nhiều đau đớn và tổn thương tinh thần cho nhiều bạn.
Theo các số liệu thống kê từ các nhà nghiên cứu, Việt Nam ta hiện đang đối mặt với tình trạng rất lo ngại của vấn nạn bạo lực học đường. Vấn đề này không chỉ được phản ánh qua sự gia tăng về số lượng các vụ bạo lực học đường, mà nó còn báo hiệu mức độ nguy hiểm của nó đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mặc dù bạo lực học đường thường bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ, nhưng rồi chúng lại trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện tượng này không giới hạn chỉ trong phạm vi một cá nhân hoặc là một trường hợp cụ thể, mà đã lây lan đến môi trường trường học nói chung ở tất cả các cấp từ nông thôn cho đến thành thị.
Đa dạng và phức tạp là điều nổi bật khi xem xét về đối tượng trong bạo lực học đường, bao gồm từ học sinh tiểu học cho đến sinh viên đại học. Bạo lực học đường không hạn chế ở nam giới, mà còn bao gồm có cả nữ giới, đặc biệt ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2023, chỉ trong một năm học, đã có xấp xỉ tới 1600 trường hợp bạo lực học đường được ghi nhận, bao gồm có cả những vụ xảy ra trong và ngoài lĩnh vực nhà trường. Dựa trên số liệu thống kê này, có khoảng 5200 học sinh thì có ít nhất một vụ đánh nhau và khoảng 100 học sinh thì lại có 10 em phải nghỉ học do bị bạo lực học đường.
Trong số các trường hợp bạo lực, có hơn 75% trường hợp liên quan đến học sinh và sinh viên. Đáng chú ý hơn, tình trạng này hiện đang có xu hướng trẻ hóa và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên.
THAM KHẢO THÊM: