Những đặc điểm chủ yếu của Thanh tra Bộ Tư pháp. Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp có những đặc điểm cơ bản của CQTTNN và đặc thù của ngành Tư pháp.
Thanh tra với tư cách là một chức năng, một giai đoạn của chu trình QLNN, thanh tra luôn gắn liền với QLNN, ở đó có hoạt động thanh tra. Trong quá trình QLNN, các chủ thể quản lý quy định thẩm quyền, hình thức, thủ tục hoạt động của các cơ quan thanh tra, sử dụng các thông tin, kết luận của cơ quan thanh tra để xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý, đối với cơ quan thanh tra, thanh tra không chỉ phát hiện ra những sai lệch trong QLNN, mà những kiến nghị của cơ quan thanh tra sẽ là cơ sở để cơ quan QLNN xem xét lại cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Tổ chức và hoạt động của thanh tra không thể hoàn toàn độc lập với chủ thể QLNN mà phải gắn bó chặt chẽ với chủ thể QLNN, nhưng không lệ thuộc vào chủ thể quản lý.
Thanh tra Bộ Tư pháp nằm trong tổng thể hệ thống ngành Thanh tra với chức năng, nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN của ngành Thanh tra nói chung. Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp đóng góp một phần mục tiêu chung của ngành Thanh tra tăng cường công tác QLNN trên các lĩnh vực quan trọng của các ngành, các cấp và thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực, xã hội và dư luận quan tâm hướng đến mục tiêu ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Thanh tra Bộ Tư pháp nằm trong cơ cấu của Bộ Tư pháp, là một đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp với vai trò giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan trong hệ thống Thi hành án dân sự, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý giúp các đối tượng thanh tra khắc phục, sửa chữa sai lầm. Thông qua công tác thanh tra như một cơ chế và phương pháp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhằm đưa các biện pháp cải cách, hoàn thiện các hoạt động QLNN của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp với quản lý đa ngành đa lĩnh vực, có những lĩnh vực được dư luận, xã hội quan tâm như công chứng, đấu giá tài sản, luật sư, thi hành án dân sự… đòi hỏi đội ngũ công chức thực hiện công tác thanh tra có trình độ về pháp luật sâu rộng và am hiểu nhiều kiến thức như kinh doanh, thương mại, dân sự, đất đai… Do đó, công chức đảm nhiệm công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp phải có mặt bằng trình độ tương đối cao hơn trong xã hội và khả năng phân tích, đánh giá vụ việc khách quan, minh bạch để tránh các dư luận trong xã hội không cần thiết. Đây cũng là yêu cầu chung đối với công chức thực hiện công tác thanh tra trong toàn quốc nhưng là đặc điểm đặc trưng của thanh tra ngành Tư pháp và công chức thực hiện công tác thanh tra tại Thanh tra Bộ Tư pháp.
Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp có những đặc điểm cơ bản của CQTTNN và đặc thù của ngành Tư pháp cụ thể sau:
Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp được thực hiện một cách toàn diện, tập trung dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.. Thanh tra Bộ Tư pháp có đặc điểm về vị trí, vai trò và chức năng với Thanh tra các Bộ, ngành khác. Tuy nhiên, trong hệ thống thanh tra ngành Tư pháp với thanh tra của các ngành khác có một số điểm đặc thù riêng. Một số bộ, ngành được giao cho một số đơn vị cấp tổng cục có các đơn vị cấp cục và chi cục đặt tại địa phương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Bộ Tư pháp có 01 đơn vị cấp tổng cục nhưng không tổ chức việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Do đó, hoạt động thanh tra hành chính đối với các đơn vị thuộc tổng cục do Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện. Ngoài ra, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp được thực hiện cơ cấu cục với số lượng biên chế hạn chế nên hoạt động thanh tra chuyên ngành vẫn chủ yếu do Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện.
Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp đại diện cho quyền lực của người đứng đầu cơ quan là Bộ trưởng Bộ Tư pháp tác động đến các đối tượng cố tình vi phạm đưa ra xem xét chịu trách nhiệm trước pháp luật.. Đặc điểm này còn được thể hiện rõ hơn nữa trong hoạt động của Bộ Tư pháp với các lĩnh vực chủ yếu về pháp luật.Thanh tra Bộ Tư pháp không tự vốn có quyền lực đó mà được pháp luật, Bộ trưởng giao công tác thanh tra đối với các lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý. Các lĩnh vực của Bộ Tư pháp quản lý với người đứng đầu là các thủ trưởng đơn vị được Bộ trưởng bổ nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực được phân công, Thanh tra Bộ Tư pháp không quản lý các lĩnh vực đó. Do đó, khi tiến hành thanh tra, Thanh tra Bộ Tư pháp căn cứ vào các quy định của pháp luật, sự phân công của Bộ trưởng đối với thanh tra từng lĩnh vực theo kế hoạch thanh tra hàng năm và đột xuất khi có chỉ đạo của Bộ trưởng. Khác với Thanh tra các Bộ, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện, đối tượng thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực pháp luật hoặc nghề nghiệp đòi hỏi có trình độ pháp luật. Do đó, việc tiến hành thanh tra phải đảm bảo chặt chẽ về pháp luật, đúng quy trình, thủ tục. Các căn cứ đưa ra xem xét, kết luận phải thật sự thỏa đáng, hợp tình, hợp lý. Sự độc lập trong hoạt động thanh tra và khách quan trọng giải quyết vụ việc. Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng của các cơ quan HCNN. Ngoài những nhiệm vụ của của các cơ quan HCNN, tổ chức và hoạt động thanh tra có nhiệm vụ là xem xét, đánh giá một cách khách quan. Đặc điểm này phân biệt giữa Thanh tra Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị QLNN của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp trong mối quan hệ công tác mật thiết giữa các cơ quan
Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp là một bộ phận của công tác QLNN của Bộ Tư pháp chiếm vị trí quan trọng, là phương thức đảm bảo hoạt động QLNN chung của Bộ Tư pháp, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý.