Để phản đối các chính sách tiền lương hoặc tiền thưởng của công ty, tập thể người lao động thông thường sẽ lựa chọn cách thức đình công. Vậy những cuộc đình công nào theo quy định của pháp luật sẽ bị coi là bất hợp pháp?
Mục lục bài viết
1. Những cuộc đình công nào bị coi là bất hợp pháp?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 198 của
Như vậy có thể nói, hiểu một cách đơn giản, thì đình công làm việc người lao động ngừng việc tạm thời, ngừng việc một cách tự nguyện, có sự tổ chức nhằm đạt được các yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đình công là một trong những biện pháp giúp cho người lao động gây áp lực lớn đến người sử dụng lao động, từ đó người lao động có thể đòi hỏi quyền lợi của mình một cách phù hợp với quy định của pháp luật. Việc người lao động đình công có thể là hoạt động đình công hợp pháp hoặc đình công bất hợp pháp, tức là đình công trái quy định của pháp luật. Quá trình đình công muốn được hợp pháp thì cần phải đáp ứng được đầy đủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động chỉ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi cuộc đình công đó được coi là đình công hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về những cuộc đình công được coi là bất hợp pháp, trái quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 204 của
– Không thuộc một trong những trường hợp được phép đình công căn cứ theo quy định tại Điều 199 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Không do các tổ chức đại diện của người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo hoạt động đình công;
– Vi phạm các quy định về thủ tục tiến hành, trình tự tiến hành hoạt động đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
– Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động;
– Tiến hành hoạt động đình công trong trường hợp không được phép tiến hành đình công căn cứ theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Khi đã có quyết định hoãn đình công, ngừng đình công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật lao động năm 2019.
2. Thẩm quyền quyết định ngừng đình công của người lao động:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định ngừng đình công của người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyết định hoãn và ngừng đình công của người lao động. Cụ thể như sau:
– Khi nhận thấy cuộc đình công của người lao động có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích công cộng và đe dọa đến nền quốc phòng an ninh, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh trật tự công cộng, sức khỏe con người, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định hoãn đình công hoặc tạm ngừng đình công;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về việc hoãn đình công, tạm ngừng đình công, giải quyết quyền lợi của người lao động trong hoạt động này.
Đối chiếu theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, thẩm quyền đưa ra quyết định cũng đình công của người lao động thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu nhận thấy cuộc đình công của người lao động đang có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, có khả năng gây ra thiệt hại xâm phạm đến lợi ích công cộng, đe dọa đến nền quốc phòng an ninh, trật tự công cộng và sức khỏe của con người trong xã hội.
3. Quy định về phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 411 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về trình tự và thủ tục của phiên họp xét tính hợp pháp cuộc đình công theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể như sau:
– Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định của pháp luật về lao động sẽ công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, sau đó thẩm phán chủ trì phiên họp sẽ tóm tắt nội dung trong đơn yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
– Đại diện của các tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động sẽ trình bày ý kiến, trình bày quan điểm của mình về tính hợp pháp của cuộc đình công;
– Thẩm phán chủ trì phiên họp sẽ xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định của pháp luật, có thể yêu cầu đại diện của các cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày thêm ý kiến;
– Kiểm sát viên tham gia phiên họp sẽ trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
– Ngay sau khi kết thúc phiên họp, kiểm sát viên sẽ thay mặt viện kiểm sát gửi văn bản phát biểu ý kiến của mình cho tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, để tòa án lưu vào hồ sơ việc dân sự;
– Hội đồng sẽ xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, thảo luận và đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết định của hội đồng sẽ được thực hiện theo đa số.
Căn cứ theo quy định tại Điều 408 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về việc hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Cụ thể như sau:
– Phiên họp xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công sẽ được hoãn căn cứ theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thực hiện theo quy định về hoãn phiên tòa;
– Thời hạn hoãn phiên họp xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công sẽ được kéo dài không quá 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày có quyết định hoãn phiên họp của thẩm phán chủ trì phiên họp.
Tiếp tục đối chiếu với Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa. Cụ thể như sau:
– Hội đồng xét xử sẽ đưa ra quyết định hoãn phiên tòa khi thuộc một trong những trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 233 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thời gian hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật hiện nay là kéo dài không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời gian hoãn phiên tòa sẽ kéo dài không quá 15 ngày được tính kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa;
– Quyết định hoãn phiên tòa sẽ phải bao gồm đầy đủ các nội dung chính như sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định hoãn phiên tòa;
+ Tên của tòa án, họ tên của những người tiến hành tố tụng khi đưa ra quyết định hoãn phiên tòa;
+ Vụ án được đưa ra xét xử tại phiên tòa;
+ Lý do thực hiện hoạt động hoãn phiên tòa;
+ Thời gian mở lại phiên tòa, địa điểm mở lại phiên tòa.
– Quyết định hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật sẽ cần phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt cho hội đồng xét xử ký tên, sau đó tiếp tục thực hiện hoạt động thông báo công khai tại địa điểm mở phiên tòa. Đối với những người vắng mặt thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cần phải gửi ngay cho những người đó quyết định này, đồng thời cũng cần phải gửi quyết định đó cho viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp, sau khi đưa ra quyết định hoãn phiên tòa là cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án không mở lại phiên tòa đúng thời gian và địa điểm được ghi trong quyết định hoãn phiên tòa, thì tòa án cần phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian và địa điểm mở lại phiên tòa mới.
Như vậy có thể nói, việc hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công cũng sẽ được thực hiện tương tự theo quy định về hoãn phiên tòa và thời gian hoãn phiên tòa như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.