Quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức? Những cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức? Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền tuyển dụng công chức?
Hiện nay trong việc thực hiện tuyển dụng công chức viên chức đang rất được quan tâm để chọn ra những người có đầy đủ các năng lực và phẩm chất để đảm nhận các vị trí khác nhau trong các cơ quan nhà nước. Đối với các Những cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nhất.
Cơ sở pháp lý: Luật cán bộ công chức 2019
Luật sư
1. Quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Những cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức
Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật cán bộ, công chức cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
Tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức 2019 quy định về những cơ quan sau đây thực hiện tuyển dụng công chức:
“1.
2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
5. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.”
Ngoài ra, Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BNV cũng có những quy định chi tiết về những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
3. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức được quy định như thế nào?
Để chọn ra những người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt thì khi dự tuyển công chức cần có các Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đối với những người muốn dự tuyển Căn cứ tại Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Luật cán bộ công chức 2019 quy định:
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Như vậy, đối với Người có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được dự tyển, Các điều kiện trên đối với Người có đủ các điều kiện như trên thì không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức tức là thi tuyển công chức dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành
Ngoài ra pháp luật còn quy định các trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức theo quy định đó là những người Không cư trú tại Việt Nam, Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vì những người đó không đủ sáng suốt và trí tuệ minh mẫn trong công việc để tránh các rủi ro không đáng có trong công việc thì quy định về tiêu chuẩn này rất phù hợp. và các Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định cũng không được thi tuyển công chức theo quy định
4. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyển dụng công chức?
Tại Điều 6 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức. Như sau:
– Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và
+ Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
+ Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao biên chế, kinh phí hoạt động, có con dấu, tài khoản riêng và được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức.Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao biên chế, kinh phí hoạt động, có con dấu, tài khoản riêng và được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Có thể thấy trên đây đã quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đó là Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao biên chế, kinh phí hoạt động. đây là những cơ quan có quyền tuyển dụng công chức tùy theo từng trường hợp được quy định trong luật
Ngoài ra đối với việc thực hiện các thẩm quyền của mình thì các cơ quan có thẩm quyền như trên nếu trong các trường hợp mà sử dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi đưa những người không đủ điều kiện hay gian dối về các kết quả tuyển dụng thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiên nay các vấn đề về bất cập trong tuyển dụng cũng đang có chiều hướng nổi lên, vậy để việc đăng ký dự tuyển công chức được thực hiện đúng theo các quy định thì các cơ quan có thẩm quyền cần có trách nhiệm kiểm tra các quá trình tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về các nội dung đó là Những cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.