Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc bắt nguồn từ chuyển biến về kinh tế. Do sản xuất phát triển, xã hội phân hoá và chống giặc ngoại xâm mà các bộ lạc người Việt cổ liên minh với nhau tạo thành nhà nước Văn Lang. Bài viết sau đây phân tích những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bắt nguồn từ?
A. sự chuyển biến về kinh tế.
B. sự xuất hiện các giai cấp mới.
C. sự tư hữu hoá trong sản xuất.
Đáp án đúng là: A
2. Xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc:
Cơ sở hình thành
Điều kiện tự nhiên
– Nét chính về điều kiện tự nhiên:
+ Phạm vi: lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
+ Vị trí địa lí: phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển.
+ Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; có nhiều dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…
+ Địa hình: có nhiều vùng đồng bằng màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,…)
– Tác động:
+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác
+ Thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt
Cơ sở xã hội
– Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì
+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.
+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.
+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
– Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.
Những thành tựu tiêu biểu
Đời sống vật chất
– Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,…) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,…)
– Về trang phục:
+ Ngày thường: nam giới đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất.
+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,…
– Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
– Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
Đời sống tinh thần
– Người Việt cổ có trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thể hiện qua: nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm đồ gốm; hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm.
– Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cổng, chuông, các hoạt động hát múa….
– Tín ngưỡng:
+ Sùng bái các lực lượng tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông..);
+ Thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh…
+ Thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.
– Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ thức đua thuyền, đấu vật.
– Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trâu, nhuộm răng, xăm mình,…
Tổ chức xã hội và nhà nước
Tổ chức xã hội
– Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,…), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.
– Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.
Tổ chức nhà nước
– Thời Văn Lang:
+ Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).
+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Nước Văn Lang đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc là lạc hầu và lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc tướng hay còn gọi là Phụ đạo, bộ tướng. Như vậy “bộ” một mặt thể hiện sự phân chia cư dân theo sự áp đặt của “nhà nước”, mặt khác thể hiện đó là đơn vị tu cư tự phát nguyên thuỷ, hay nói cách khác, đơn vị “bộ” mang tính nửa vời: “vùng – bộ lạc” hoặc “thị tộc, bộ lạc – đơn vị hành chính”.
– Thời Âu Lạc:
+ Kinh đô đặt ở Phong Khê (Hà Nội)
+ Bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang.
+ Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.
+ Nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với nước Văn Lang, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố
3. Câu hỏi vận dụng kèm đáp án:
Câu 1. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN
B. Thế kỉ I
C. Thế kỉ V
D. Thế kỉ III TCN
Đáp án đúng là D
Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ III TCN, kinh đô đặt tại Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)
Câu 2. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hoá Sa Huỳnh
B. Văn hoá Óc Eo
C. Văn hoá Hoà Bình
D. Văn hoá Đông Sơn
Đáp án đúng là D
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có tên gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc.
Câu 3. Nội dung nào sau đây mô tả không đúng về nhà nước Âu Lạc?
A. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê
B. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương
C. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố
D. Lãnh thổ thu hẹp hơn so với Văn Lang
Đáp án đúng là D
Lãnh thổ của Âu lạc mở rộng hơn so với thời Văn Lang (hòa hợp và thống nhất giữa vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt).
Câu 4. Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Chưa có quân đội và chữ viết
B. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương
C. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê
D. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố
Đáp án đúng là A
Nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết và quân đội. Khi đất nước có chiến tranh, nhà vua huy động thanh niên từ các chiềng, chạ tham gia chiến đấu.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
B. Xã hội phân hoá thành hai tầng lớp : chủ nô và nô lệ
C. Quý tộc là những người giàu, có thế lực
D. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư.
Đáp án đúng là B
Cơ sở xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc thông qua các đặc điểm sau:
+ Phân hoá xã hội: Tầng lớp quý tộc: Nhóm người giàu có và sở hữu quyền lực. Quý tộc thường làm nền tảng lãnh đạo và tham gia vào quyết định chính trị, kinh tế và xã hội. Nông dân tự do: Chiếm đa số dân cư, sống chủ yếu tại các công xã nông thôn. Họ thực hiện công việc nông nghiệp và có mức độ tự do quản lý đất đai của mình, tuy nhiên, phải đối mặt với sự kiểm soát của tầng lớp quý tộc. Nô tì: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phục vụ cho tầng lớp quý tộc và thường không có quyền tự do.
+ Giao lưu và trao đổi sản phẩm: Quá trình này đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ. Sự giao lưu và trao đổi sản phẩm không chỉ thúc đẩy sự đổi mới trong văn hóa mà còn tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các cộng đồng.
THAM KHẢO THÊM: