Khi doanh nghiệp muốn phổ biến về các sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thì thông thường các doanh nghiệp đó sẽ lựa chọn hình thức khuyến mại sản phẩm. Dưới đây là quy định của pháp luật về những chương trình khuyến mại không cần phải thông báo.
Mục lục bài viết
1. Những chương trình khuyến mại không phải thông báo:
Theo quy định của pháp luật khuyến mại là khái niệm để chỉ hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân, hoạt động khuyến mại nhằm mục đích xúc tiến cho quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích tương ứng. Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở công thương nơi tổ chức hoạt động khuyến mại, trên địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại, trước khi chương trình khuyến mại đó diễn ra, theo các hình thức cơ bản sau đây:
– Đưa các loại hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để cho khách hàng sử dụng, dùng thử mà khách hàng không cần phải trả tiền;
– Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền trên thực tế;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá cả của các loại hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường phải được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải quản lý giá cả, thì việc khuyến mại theo hình thức này sẽ được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó Chính phủ;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để cho khách hàng được hưởng một phần hoặc một số lợi ích nhất định;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để có thể lựa chọn ra người trao thưởng phù hợp với thể lệ và giải thưởng đã công bố trên thực tế;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kèm theo quá trình tham dự các chương trình mang tính chất may rủi, và việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi đó sẽ gắn liền với việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng. Và việc trúng thưởng sẽ dựa trên sự may mắn của người tham gia phù hợp với thể lệ và giải thưởng mà ban tổ chức đã công bố;
– Tổ chức các chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó thì việc tặng thưởng cho khách hàng sẽ căn cứ dựa trên số lượng hoặc giá trị mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng, có thể được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng hoặc phiếu ghi nhận sự mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng hoặc các hình thức phù hợp khác;
– Tổ chức cho khách hàng tham gia vào các chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí hoặc các sự kiện khác xuất phát vì mục đích khuyến mại, không tìm kiếm lợi nhuận;
– Các hình thức khuyến mại khác nếu như được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực thương mại chấp nhận.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về các chương trình khuyến mại không cần phải thực hiện hoạt động thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
– Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các cơ quan có thẩm quyền là Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương). Hồ sơ thông báo phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền là Sở Công Thương tối thiểu trước khoảng thời gian là 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại trên thực tế;
– Các trường hợp các thương nhân sẽ không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), bao gồm:
+ Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, tổng giá trị quà tặng dưới 100.000.000 đồng;
+ Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng hóa và khuyến mại thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử trực tuyến, thông qua các website khuyến mại trực tuyến.
Như vậy có thể nói, có thể kể đến các chương trình khuyến mại không cần phải thực hiện thủ tục thông báo như sau:
– Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng và tổng giá trị quà tặng dưới 100.000.000 đồng;
– Thương nhân chỉ thực hiện hoạt động buôn bán hàng hóa và khuyến mại thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, khuyến mại thông qua các hình thức website trực tuyến.
2. Thông báo thực hiện khuyến mại cần phải bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 5 Điều 17 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định về nội dung thông báo thực hiện khuyến mại. Theo đó, thông báo thực hiện khuyến mại sẽ cần phải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Tên thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại trên thực tế;
– Tên chương trình khuyến mại;
– Địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại, các tỉnh và thành phố nơi thương nhân tiến hành hoạt động khuyến mại;
– Hình thức khuyến mại phù hợp với quy định của pháp luật, các loại hàng hóa và dịch vụ được khuyến mại, các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mại như dải thường hoặc quà tặng;
– Thời gian thực hiện các chương trình khuyến mại, khách hàng của các chương trình khuyến mại, tức là các đối tượng có thể hưởng khuyến mại trên thực tế;
– Cơ cấu giải thưởng của chương trình khuyến mại, tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại;
– Nội dung chi tiết của chương trình khuyến mại;
– Trong trường hợp có nhiều thương nhân cùng phối hợp với nhau để thực hiện hoạt động và thực hiện chương trình khuyến mại trên thực tế thì cần phải nêu rõ tên của các thương nhân cùng nhau thực hiện hoạt động khuyến mại, nội dung tham gia cụ thể của từng công dân, trách nhiệm cụ thể của từng công nhân trong quá trình thực hiện chương trình khuyến mại.
Theo đó thì có thể nói, nội dung thông báo thực hiện chương trình khuyến mại sẽ phải bao gồm các vấn đề cơ bản như trên.
3. Thương nhân cần phải công khai những thông tin về chương trình khuyến mại nào?
Tại khoản 6 Điều 17 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau được sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương), có quy định như sau:
Thông tin về các chương trình khuyến mại mà thương nhân đã thông báo sẽ phải được các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước công khai bằng các hình thức phù hợp. Đó có thể là hình thức văn bản, công khai dưới dạng trang điện tử hoặc bằng các hình thức khác có tác dụng tương đương, đồng thời không sớm hơn thời gian bắt đầu của chương trình khuyến mại. Nội dung thông tin công khai sẽ phải bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
– Tên thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại;
– Nội dung chi tiết chương trình khuyến mại;
– Thời gian thực hiện chương trình khuyến mại;
– Địa bàn thực hiện chương trình khuyến mại.
Theo đó thì có thể nói, những thông tin về chương trình khuyến mại mà thương nhân cần phải công khai sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.