Những chính sách ưu tiên dành cho lao động nữ. Luật lao động Việt Nam hiện có những chính sách ưu tiên nào cho lao động nữ?
Những chính sách ưu tiên dành cho lao động nữ. Luật lao động Việt Nam hiện có những chính sách ưu tiên nào cho lao động nữ?
Hiện nay, pháp luật cũng có những sự ưu tiên nhất định dành cho lao động nữ để đảm bảo sự bình đẳng cũng như khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ có việc làm mang tính chất thường xuyên, liên tục.
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”, những chính sách ưu tiên lao động nữ bao gồm:
– Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
– Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
– Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
– Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
– Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
– Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.
Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ, đảm bảo rằng lao động nữ vừa có thể chăm sóc gia đình, vừa có thể trọn làm thời gian tại công ty.
Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ theo quy định tại Khoản1, Điều 153, Bộ luật Lao động như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.
Nhà nước bảo đảm bình đẳng về các lĩnh vực quy định nêu trên trong quan hệ lao động, chính sách ưu đãi, xét giảm thuế.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động ưu tiên sử dụng, tuyển dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp cả nam và nữ; thực hiện các chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyên vọng chính đáng của lao động nữ. Mặt khác, Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, nhà nước ta luôn có những chế độ ưu đãi và tích cực nhằm tạo điều kiện tối đa nhất cho người lao động nữ.