Hiện nay, các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ khi người dân ngày càng thích ứng với nhu cầu mua sắm thanh toán trực tuyến. Do đó, khi xuất hiện những chiêu trò lừa đảo qua cổng thanh toán, ví điện tử chúng ta cần làm gì.
Mục lục bài viết
1. Những chiêu trò lừa đảo qua cổng thanh toán, ví điện tử:
1.1. Các hoạt động thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay:
Ngày nay, hình thức thanh toán trực tuyến được thực hiện trên không gian mạng Internet đang được sử dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ khi người dân ngày càng thích ứng với nhu cầu mua sắm trực tuyến.
Theo thống kê năm hiện nay của Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho thấy ở Việt Nam có 04 hình thức thanh toán điện tử được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất, bao gồm: Thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng ví điện tử thanh toán qua cổng thanh toán (gồm cổng thanh toán trực tuyến và cổng dịch vụ công quốc gia) và thanh toán bằng thiết bị thông minh. Cụ thể:
– Hình thức thanh toán điện tử bằng thẻ: Có thể nói đây là hình thức thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay, với khoảng 90% các giao dịch thương mại đều được người dân lựa chọn và sử dụng hình thức này. Hình thức thanh toán trực tuyến qua thẻ hiện nay có 02 loại là thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội.
– Hình thức thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến: Cổng thanh toán điện tử mang bản chất là dịch vụ mà quý khách hàng có thể thanh toán tại các website thương mại điện tử. Theo đó, nó cho phép được kết nối an toàn giữa tài khoản khách hàng sử dụng với tài khoản website bán hàng, điều này giúp người sử dụng dịch vụ có thể chuyển/nhận tiền một cách an toàn và nhanh chóng.
– Hình thức thanh toán qua cổng dịch vụ công quốc gia: Hiện nay, cổng dịch vụ quốc gia đã cung cấp 6 nhóm dịch vụ thanh toán trực tuyến gồm: phí, lệ phí dịch vụ hành chính công; thuế doanh nghiệp, thuế cá nhân, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân và tổ chức sử dụng lao động; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính; thanh toán tiền điện; thanh toán tạm ứng án phí.
– Hình thức thanh toán qua ví điện tử: Ví điện tử có thể được hiểu là một tài khoản trực tuyến dùng để chuyển/nhận tiền hay thanh toán bất kỳ giao dịch thông thường nào của chủ tài khoản như mua thẻ điện thoại, vé xem phim, các loại mỹ phẩm.
1.2. Một số chiêu trò lừa đảo qua cổng thanh toán, ví điện tử phổ biến hiện nay:
Hiện nay, tình trạng lừa đảo chuyển tiền qua cổng thanh toán rất phổ biến với nhiều phương thức vô cùng tinh vi. Thực tế để giải quyết hậu các vụ việc này cũng rất phức tạp. Người dân cần nắm rõ các chiêu trò lừa đảo để đề cao cảnh giác. Cụ thể như sau:
Ví điện tử MoMo hiện nay được đông đảo người dùng tuy nhiên, thời giạn gần đây ví MoMo cho biết, nhất là các dịp lễ thường xuất hiện nhiều đối tượng chủ động gửi email và liên hệ với khách hàng qua mạng xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Phương thức lừa đảo cụ thể là cách kẻ gian giả danh ví điện tử MoMo gửi email cho khách hàng với tiêu đề “Quà tặng tri ân khách hàng” nhằm yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập ví để nhận được gói quà tặng trị giá 1.999.999 đồng nhân dịp các ngày lễ hoặc xâu suốt đợt tri ân khách hàng.
Các email mà kẻ gian dùng để thực hiện hành vi thường [email protected] hoặc [email protected] (xxx là các từ khóa khác) hoặc các email có đuôi gmail khác. Trong email sẽ chứa đường dẫn Google Form và yêu cầu khách hàng truy cập và cung cấp thông tin ví MoMo để nhận gói quà tặng.
Đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong ví điện tử MoMo của khách hàng. Do đó, nếu trường hợp khách nhận được những email có nội dung tương tự và tuyệt đối không được nhấn vào các đường dẫn hoặc cung cấp bất kỳ thông tin đăng nhập nào ngoài ứng dụng ví điện tử MoMo.
Không chỉ dừng lại ở đó, một thủ đoạn khác được đối tượng lừa đảo thực hiện đó là liên lạc với khách hàng qua facebook/zalo và gửi mã QR và yêu cầu khách hàng thanh toán giúp đơn hàng sau đó sẽ hoàn trả tiền lại. Thực chất việc quét QR code là để các đối tượng lừa đảo thiết lập liên kết giữa tài khoản ví MoMo của khách hàng với tài khoản mua hàng của đối tượng lừa đảo qua Tiki/ Lazada/ Sendo/Google/Apple…
Sau khi đã liên kết được thiết lập thành công, đối tượng lừa đảo có thể vào tài khoản của Lazada, Tiki, Sendo… để tiến hành mua hàng mà không cần phải xác thực lại bằng mật khẩu/OTP nên quý khách hàng sẽ bị mất tiền cho những giao dịch không phải do chính mình thực hiện.
Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng thủ đoạn như gửi thư điện tử hoặc tin nhắn giả mạo đầu số ngân để thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền thưởng, khách hàng có đăng ký dịch vụ và ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ, tài khoản của khách hàng có phát sinh giao dịch ở nước ngoài.
Từ đó, kẻ gian sẽ thực hiện yêu cầu xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào tệp hoặc đường link có chứa mã độc/trang web giả mạo ngân hàng nhằm chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản của khách hàng.
Từ những thủ đoạn ranh ma của kẻ gian chúng ta hàng tuyệt đối không cung cấp mật khẩu và mã xác thực (OTP) cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng, ví điện tử với bất kỳ hình thức nào; không quét các QR code không rõ nguồn gốc hoặc khi chưa nắm rõ thông tin; không cung cấp thông tin đăng nhập vào bất kỳ đường link nào ngoài ứng dụng ví, ngân hàng; không cho mượn/cho phép người khác sử dụng tài khoản ví MoMo của mình; không để lại số điện thoại, CMND, hình ảnh/thông tin tài khoản ngân hàng/ví MoMo trên mạng xã hội.
2. Khi đã bị lừa đảo trực tuyến thì cần phải làm gì?
Tại Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến hướng dẫn về những việc quan trọng khi bị lừa đảo trực tuyến như sau:
2.1. Cần làm gì nếu đã bị lừa đảo qua cổng thanh toán, ví điện tử:
– Ngay lập thức dừng mọi hoạt động về việc gửi tiền và chặn tất cả các liên lạc từ kẻ lừa đảo.
– Liên hệ khẩn trương với ngân hàng và tổ chức tài chính của bạn để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
– Thu thập và lưu lại bằng chứng, để làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú.
– Cảnh báo cho gia đình và bạn bè và tất cả mọi người về trò lừa đảo này để họ có thể đề phòng những trò lừa đảo tiếp theo có thể xảy ra.
– Theo dõi và cập nhật các tình huống, thông tin, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn)
2.2. Các việc cần thực hiện khi đã chuyển tiền cho kẻ lừa đảo :
– Thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ: Hãy liên hệ ngay với ngân hàng bạn đang sử dụng để báo cáo hành vi lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
– Thẻ quà tặng: Báo cáo cho công ty mà phát hành thẻ.
– Chuyển tiền ngân hàng: Báo cáo với công ty chuyển khoản ngân hàng hoặc ngân hàng mà bạn hiện đang sử dụng.
– Ứng dụng chuyển tiền: Báo cáo ngay với nhà cung cấp ứng dụng (người bán hoặc nhà phát triển, không phải cửa hàng ứng dụng).
– Tiền điện tử: Nhanh chóng báo cáo cho nền tảng hoặc công ty bạn đã sử dụng để gửi tiền vì tiền điện tử không thể thu hồi được.
– Tiền mặt: Nếu bạn gửi qua thư hoặc chuyển phát, hãy liên hệ ngay với Bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát đã sử dụng để xem liệu họ có thể chặn gói hàng hay không.
– Chuyển khoản trái phép: Trường hợp nếu một kẻ lừa đảo đã chuyển tiền mà không có sự chấp thuận của bạn, hãy báo ngay cho ngân hàng của bạn để yêu cầu đóng băng tài khoản và giao dịch của bạn.
– Thu thập và phải lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú.
– Theo dõi và cập nhật những thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn)
Trường hợp một kẻ lừa đảo có thông tin cá nhân của bạn: Nếu thông tin cá nhân của bạn (tên, số điện thoại, email, địa chỉ, giấy tờ tùy thân) đã bị rò rỉ do vi phạm dữ liệu thì bạn cần thực hiện như sau:
– Báo cáo vi phạm dữ liệu cho các tổ chức tài chính của bạn đang sử dụng.
– Tạo một mật khẩu mới mạnh hơn: Để đảm bảo rằng bạn chưa từng sử dụng mật khẩu đó trước đây. Nếu trường hợp bạn đã sử dụng mật khẩu bị rò rỉ ở bất kỳ nơi nào khác, hãy thay đổi mật khẩu ở đó.
– Theo dõi chặt chẽ tài khoản ngân hàng của bạn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.