Giáo viên dạy học sinh khuyết tật thì có yêu cầu điều kiện gì khác so với dạy học sinh bình thường không? Và trong trường hợp dạy học sinh khuyết tật thì người giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp hay chế độ gì như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để giáo viên được hưởng chế độ khi dạy lớp có học sinh khuyết tật:
Công việc giáo viên bình thường sẽ gánh vác nhiều trách nhiệm và được hưởng những chế độ, phụ cấp riêng. Tuy nhiên, đối với những học sinh khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi như bị mù mắt, bị điếc tai, bị cụt chân, cụt tay hay ảnh hưởng đến não bộ, thần kinh,… thì trách nhiệm của những giáo viên ngày càng được đặt cao. Đồng thời khi giảng dạy với những đối tượng học sinh khuyết tật, giáo viên cũng phải chịu khó khăn hơn nhiều nên chính sách ưu đãi phụ cấp đưa ra là điều hoàn toàn hợp lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, để được hưởng chế độ khi dạy lớp có học sinh khuyết tật, giáo viên cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật; hoặc trong các trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có lớp học dành riêng cho người khuyết tật mà giáo viên chuyên trách giảng dạy đối tượng là người khuyết tật.
– Tại các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật.
– Trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đối tượng nhà giáo chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập.
– Trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đối tượng nhà giáo không chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập.
2. Mức phụ cấp đối với giáo viên được hưởng chế độ khi dạy lớp có học sinh khuyết tật:
2.1. Mức phụ cấp cho giáo viên dạy trong lớp có học sinh khuyết tật:
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, nhà giáo dạy trong lớp có học sinh khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau:
Thứ nhất, đối với đối tượng là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
– Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ là 1,8 triệu đồng.
– Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thứ hai, đối với đối tượng là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
– Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ là 1,8 triệu đồng.
– Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 40% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thứ ba, đối với đối tượng là nhà giáo chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
– Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ là 1,8 triệu đồng.
– Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm có:
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 35% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 40% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 45% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 50% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 55% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 60% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng phụ cấp = 65% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thứ tư, đối với đối tượng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đối tượng nhà giáo không chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập:
– Mức phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ là 1,8 triệu đồng.
– Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật bao gồm:
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 5% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 10% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 15% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 20% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 25% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 30% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật:
Mức hưởng = 35% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Bên cạnh đó, còn có chế độ ưu đãi được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại
Đối tượng được hưởng là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật.
Còn đối tượng là nhà giáo chuyên trách dạy đối tượng là người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật sẽ không được hưởng ưu đãi trên.
Lưu ý: Nguồn kinh phí chi trả theo quy định trên sẽ được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước, đồng thời từ nguồn thu hợp pháp của chính cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. Chế độ đối với giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật:
Ngoài ra, giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập cộng đồng còn được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, cụ thể bao gồm:
– Được phép tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.
– Khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập sẽ được khen thưởng.
– Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.
– Giáo viên được tham gia bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.