Kê khai tài sản của các cán bộ, công chức là hoạt động bắt buộc phải thực hiện trong các tổ chức, đơn vị và cơ quan nhà nước, là quá trình cung cấp thông tin về tài sản (trong đó bao gồm cả động sản và bất động sản). Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những cán bộ, công chức nào cần phải kê khai tài sản?
Mục lục bài viết
1. Những cán bộ, công chức nào phải kê khai tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ và quyền hạn, có quy định về những người có nghĩa vụ kê khai tài sản hằng năm. Bao gồm:
(1) Các ngạch công chức và các chức danh sau: Chấp hành viên, kiểm toán viên, kế toán viên, điều tra viên, kiểm lâm viên, kiểm sát viên, kiểm sát viên ngân hàng, kiểm soát viên thị trường, kiểm tra viên của Đảng, kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên thuế, thẩm phán, thanh tra viên.
(2) Những cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng hoặc cấp tương đương trở lên đang công tác và làm việc trong một số lĩnh vực liệt kê cụ thể tại Danh mục phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ và quyền hạn.
(3) Cá nhân được xác định là người đại diện cho phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Kê khai tài sản là quá trình đối tượng bị yêu cầu cung cấp những thông tin chi tiết về tài sản, thu nhập, sự biến động của tài sản và thu nhập, nguồn gốc của tài sản/thu nhập đó theo một mẫu biểu quy định. Theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ và quyền hạn thì các cán bộ/công chức sau đây cần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản hằng năm:
-
Chấp hành viên;
-
Điều tra viên;
-
Kế toán viên;
-
Thanh tra viên;
-
Thẩm phán;
-
Kiểm lâm viên;
-
Kiểm sát viên;
-
Kiểm soát viên ngân hàng;
-
Kiểm toán viên;
-
Kiểm soát viên thị trường;
-
Kiểm tra viên của Đảng;
-
Kiểm tra viên thuế;
-
Kiểm tra viên hải quan;
-
Cá nhân là người đại diện cho phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
-
Người giữ chức danh chức danh quản lý từ phó trưởng phòng hoặc chức danh tương đương trở lên công tác, làm việc trong một số lĩnh vực tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ và quyền hạn.
2. Thời điểm kê khai tài sản và thu nhập của cán bộ, công chức là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó:
-
Kê khai tài sản, thu nhập lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau: Người đang giữ vị trí công tác được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 tại thời điểm luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành, thủ tục kê khai cần phải hoàn thành trước giai đoạn 31/12 năm 2019; các cá nhân là người lần đầu giữ vị trí công tác được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020, thủ tục kê khai bắt buộc phải được hoàn thành chậm nhất là 10 ngày được tính kể từ ngày tuyển dụng/bố trí vào vị trí công tác;
-
Kê khai bổ sung bắt buộc phải thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai biến động về tài sản và thu nhập trong năm với giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Quá trình kê khai bổ sung phải được hoàn thành trước giai đoạn 31/12 của năm có biến động về tài sản và thu nhập;
-
Kê khai hằng năm cần phải được thực hiện đối với những trường hợp cơ bản như sau: Những cá nhân giữ chức vụ giám đốc Sở hoặc cấp tương đương trở lên, đồng thời thủ tục kê khai cần phải được hoàn thành trước giai đoạn 31/12 hằng năm; các cá nhân không giữ chức vụ giám đốc Sở tuy nhiên công tác và làm việc trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, quản lý tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc với cơ quan, đơn vị và cá nhân theo quy định của Chính phủ, thủ tục kê khai bắt buộc phải được hoàn thành trước giai đoạn 31/12 hằng năm;
-
Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những đối tượng như sau: Người có nghĩa vụ kê khai được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 khi dự kiến bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn, bổ nhiệm lại, cử giữ chức danh khác, đồng thời quá trình kê khai phải được hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước giai đoạn dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; cá nhân có nghĩa vụ kê khai được quy định tại khoản 4 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020, thời điểm kê khai cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Như vậy, thời điểm kê khai tài sản và thu nhập được xác định theo bảng sau:
Trường hợp | Đối tượng | Thời điểm kê khai tài sản, thu nhập |
Kê khai lần đầu | Người lần đầu giữ vị trí công tác tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020. | Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác. |
Kê khai bổ sung trong trường hợp có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên | Người có nghĩa vụ kê khai theo Văn bản hợp nhất Luật phòng chống tham nhũng năm 2020. | Trước giai đoạn ngày 31/2 của năm có biến động về tài sản, thu nhập. |
Kê khai hằng năm | Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; hoặc người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (không phải cán bộ, công chức hoặc viên chức). | Trước giai đoạn ngày 31/2 hàng năm. |
Kê khai phục vụ công tác cán bộ |
Người tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của trước giai đoạn ngày 31/2 của năm dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. | Chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. |
3. Việc chọn ngẫu nhiên công chức, cán bộ xác minh thu nhập quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ và quyền hạn, có quy định về vấn đề phê duyệt và thực hiện kế hoạch xác minh. Theo đó:
-
Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày kế hoạch xác minh được ban hành, cơ quan kiểm soát tài sản và thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh, quá trình lựa chọn người được xác minh cần phải được thực hiện công khai theo hình thức bốc thăm hoặc cũng có thể được thực hiện thông qua phần mềm máy tính;
-
Cơ quan kiểm soát tài sản và thu nhập sẽ mời đại diện của Ủy ban kiểm tra đảng và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cung cấp tham dự, chứng kiến quá trình lựa chọn ngẫu nhiên đối với người được xác minh;
-
Số người được lựa chọn để xác mình ngẫu nhiên cần phải đảm bảo số lượng tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị được xác minh; trong đó cần phải có ít nhất 01 người được xác định là người đứng đầu hoặc giữ chức danh cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Như vậy, bất kỳ cán bộ và công chức nào cũng hoàn toàn có thể được lựa chọn ngẫu nhiên để xác minh tài sản và thu nhập theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên quá trình lựa chọn ngẫu nhiên là sẽ được thực hiện một cách công khai và đảm bảo số lượng tối thiểu với tỷ lệ là 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, đơn vị và tổ chức; trong đó cần phải có ít nhất 01 người là người đứng đầu đơn vị hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị đó.
THAM KHẢO THÊM: