Những ai phải thi công chức? Quy trình thi tuyển công chức? Thi công chức có bắt buộc không? Đối tượng đủ điều kiện dự thi công chức.
Thi công chức là một trong những hình thức lựa chọn người có khả năng phù hợp với vị trí biên chế của nhà nước. Vậy thi công chức là gì, và hình thức thủ tục thi như thế nào, những ai phải thi tuyển công chức là câu hỏi mà nhiều người gặp phải khi tham gia thi vào biên chế. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể các vấn đề đó.
Mục lục bài viết
1, Thi công chức là gì?
Đây là một hình thức thi phổ biến cho mọi người có học vấn thuộc các lĩnh vực nhà nước. Thi công chức là hình thức thi xét tuyển, kiểm tra, phỏng vấn những người có đủ tiêu chuẩn vào những vị trí chức vụ, chức danh trong cơ quan hay bộ máy nhà nước, các đơn vị tổ chức,…cho họ vào biên chế và từ đó hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Sau khi thi công chức đỗ và đủ tiêu chuẩn theo các tiêu chí nếu các công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của sự nghiệp công lập thì họ sẽ được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Hầu hết cách tính lương của công chức hiện nay đều áp dụng theo hệ số lương cơ bản nên điều này sẽ dẫn đến việc sẽ có những mức lương khác nhau tùy thuộc vào trình độ khi làm việc cùng một vị trí.
2, Những ai phải dự thi tuyển công chức?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
Do đó, Luật này quy định, người có đủ các điều kiện dưới đây mới được đăng ký dự tuyển công chức:
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
– Đủ 18 tuổi trở lên.
– Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng.
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp.
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Trong đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, các điều kiện khác phải không được trái quy định của pháp luật và không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập.
Đặc biệt, những yêu cầu này phải dựa trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, kỹ năng… của ngạch công chức dự tuyển và phải báo cáo với cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng (Điều 1 Thông tư 13/2010 của Bộ Nội vụ).
Đồng thời, để được thi tuyển công chức, người dự tuyển phải không thuộc các trường hợp sau:
– Không cư trú tại Việt Nam.
– Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính…
- Tại
Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Điều 4 . Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ , công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ , công chức , báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.
Như vậy , nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên thì có thể đăng ký dự thi tuyển công chức.
Tuyển dụng công chức không qua thi tuyển.
Điều 10 – Thông tư 13/2010/TT-BNV: Tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức
1. Điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển:
a. Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại điểm C khoản 1 Điều 19 –
– Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, hiện đang công tác trong ngành, có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, lĩnh vực cần tuyển, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn). Trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
b. Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo có trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo quy định tại điểm a , điểm b , khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển , nếu có đủ các điều kiện , tiêu chuẩn sau:
– Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức theo quy định tại Điều 1 Thông tư này;
– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã tốt nghiệp thủ khoa ở trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo ở trong nước hoặc tốt nghiệp đại học. Sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác dài hạn thì trong thời gian công tác này không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc xác định tốt nghiệp đại học , sau đại học loại giỏi , loại xuất sắc thi ở nước ngoài được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan quản lý công chức báo cáo cụ thể kết quả học tập của toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét , quyết định theo thẩm quyền quản lý công chức.
Và Điều 19 – Nghị định 24/2010/NĐ-CP (trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng)
1. Căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công nhân viên chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý các công chức được xem xét , tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau đây:
c. Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
3, Quy trình thi tuyển công chức như thế nào?
Chi tiết về việc thi tuyển công chức được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi:
Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính. Nếu không có điều kiện tổ chức thi trên máy tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Vòng 1 này sẽ thực hiện thi 3 môn:
– Môn kiến thức chung: 60 câu hỏi trong thời gian 60 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển…
– Môn ngoại ngữ: 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút về một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm;
– Môn tin học: 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Lưu ý: Nếu việc thi vòng 1 được thực hiện trên máy tính thì không có phần thi tin học. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, người dự thi có thể được miễn ngoại ngữ hoặc miễn tin học.
Nếu người dự thi trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì được thi tiếp vòng 2 và kết quả phải được thông báo ngay sau khi thí sinh làm bài thi trên máy tính. Đặc biệt nếu thi trên máy tính thì không phúc khảo bài thi.
Ngược lại, nếu không có đủ điều kiện để thi trên máy tính thì việc chấm kết quả phải hoàn thành trong chậm nhất 15 ngày sau khi thi và công bố chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi chấm xong.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Vòng 2 được thi bằng phỏng vấn (thời gian thi 30 phút) hoặc thi viết (thời gian thi 180 phút). Việc quyết định thi bằng hình thức nào do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong đó, nếu phỏng vấn thì không thực hiện phúc khảo.
Nội dung thi của vòng 2 là kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng với tổng điểm thi là 100 điểm.
Theo đó, việc xác định người trúng tuyển phải căn cứ vào điểm thi vòng 2 cùng với điểm ưu tiên. Kết quả sẽ được lấy từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm nhưng phải đảm bảo kết quả vòng 2 từ 50 điểm trở lên.
Nếu có 2 người có tổng điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì chọn người trúng tuyển là người có điểm thi vòng 2 cao hơn. Nếu vẫn không chọn được thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức sẽ quyết định.
Lưu ý, kết quả thi tuyển không được bảo lưu cho các kỳ thi tuyển sau đó.
4, Thành phần hồ sơ dự tuyển
– Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký dự tuyển công chức (theo mẫu);
+ Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố.
+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại
+ Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Kết luận: Các trường hợp phải thi tuyển công chức được nêu tại các quy định pháp luật trên. Để được thi tuyển công chức, phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể và phải thông qua kỳ thi tuyển được quy định và đáp ứng yêu cầu của việc làm tuyển dụng. Sau khi trải qua hai vòng thi tuyển, người dự tuyển trúng tuyển sẽ nhận được quyết định tuyển dụng trực tiếp tại Sở, ban, ngành nơi nộp hồ sơ thi tuyển hoặc qua đường bưu điện.