Hiện nay, nhiều bạn đọc chắc hẳn đã nghe qua nhu yếu phẩm thông qua báo đài, internet, mạng xã hội như tiktok, facebook, zalo,... Nhu yếu phẩm là nhóm thực phẩm thiết yếu và cực kỳ quan trọng đối với con người. Vậy, Nhu yếu phẩm là gì? Hàng hóa nào được coi là nhu yếu phẩm?
Mục lục bài viết
1. Nhu yếu phẩm là gì?
Hiện nay, nhu yếu phẩm là cụm từ người dân Việt Nam sử dụng thường xuyên trong tiêu dùng hàng ngày. Nhu yếu phẩm là sự kết hợp giữa các từ ngữ có ý nghĩa bao hàm lớn, theo đó nhu yếu phẩm là sự kết hợp của 3 cụm từ: nhu là nhu cầu, yếu là thiết yếu, phẩm là sản phẩm, vật phẩm.
Như vậy, có thể hiểu nhu yếu phẩm chính là các vận dụng, sản phẩm cần thiết nhằm phục vụ đời sống hàng hàng của con người, theo đó vải, gạo, mắm, muối, thuốc men,… chính là các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Những nhu yếu phẩm này chắc chắn phải có trong đời sống hàng ngày của con người, trường hợp không có chắc chắn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp sản phẩm vật dụng được sử dụng hàng ngày tuy nhiên không thực sự cần thiết và không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người thì không được coi nhu yếu phẩm.
Căn cứ pháp lý Điều 4 Luật giá 2012 có quy định:
– Hàng hóa được hiểu là tài sản có thể mua, bán, trao đổi trên thị trường, có tác dụng khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, có thể bao gồm các loại động sản và bất động sản.
– Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau như là các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hiểu là những dich vụ, hàng hóa không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh như: sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh; các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông.
Có thể thấy nếu căn cứ theo khái niệm trên thì danh mục các mặt hàng thiết yếu cực kỳ đa dạng. Luật Giá năm 2012 ra đời quy định nhu yếu phẩm thiết yếu là những loại hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ cho sản xuất, lưu thông và các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người hàng ngày và quốc phòng, an ninh.
2. Hàng hóa nào được coi là nhu yếu phẩm?
2.1. Thực phẩm thiết yếu là một nhu yếu phẩm:
Thực phẩm thiết yếu trong danh mục thực phẩm thiết yếu có thể có sự thay đổi bởi phụ thuộc vào quan điểm của người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức có liên quan,…Tuy nhiên việc lựa chọn nhu yếu phẩm cần phải xem xét đến khả năng cung cấp dinh dưỡng như card, protein, chất béo nhằm cung cấp cho cơ thể con người duy trì hoạt động cần thiết của con người. Do đó, việc xác định sản phẩm nào là nhu yếu phẩm cần dựa vào những tiêu chí cơ bản như sau:
Một là, nhóm thực phẩm cơ bản như rau, củ, quả, trứng, thực phẩm tươi sống, thủy hải sản.
Hai là, nhóm thực phẩm thiết yếu như công nghệ phẩm là thực phẩm đã đóng góp sẵn có như mì ăn liền, dầu ăn, sữa, bánh kẹo, nước uống đóng chai. Các loại thực phẩm này là loại lương thực, thực phẩm được con người sử dụng nhằm duy trì sự sống, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, có thể lao động, sản xuất,…
Ba là, nhóm lương thực như là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu các loại và các loại tinh bột.
Bốn là, mặt hàng nhu yếu phẩm khác như các sản phẩm dùng cho mục đích nguyên vật liệu, khẩu trang, nguyên vật liệu, hàng hóa tẩy, rửa.
Các loại mỹ phẩm gồm một số nhóm như: phục vụ chăm sóc da mặt, làm đẹp tóc, mặt, mũi,… khử mùi hôi,… kem chống nắng, nước tẩy rửa, tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu xả, lăn khử mùi, dung dịch vệ sinh phụ nữ.
2.2. Dịch vụ nhu yếu phẩm:
Dịch vụ nhu yếu phẩm là những loại dịch vụ này có mục đích hướng tới hoạt động như hoạt sản xuất, đáp ứng nhu cầu của đời sống cơ bản, lưu thông, an ninh – quốc phòng. Cần lưu ý rằng nhu yếu phẩm không chỉ riêng thực phẩm nêu tại mục 2.1 nêu trên, do vậy những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người nhằm duy trì các hoạt động từ sinh hoạt, đi lại, phục vụ sự phát triển của con người thì cũng có thể được coi là nhu yếu phẩm.
Dịch vụ nhu yếu phẩm bao gồm các cơ sở sau:
– Ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp có liên quan đến hoạt động của ngân hàng và cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp như văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, cơ sở đăng ký đăng kiểm,…
– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu ví dụ như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, nước,…
– Viễn thông, bưu chính, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa;
– Dịch vụ vệ sinh môi trường, dịch vụ thu gom xử lý chất thải/
– Cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh, tang lễ,…
Như vậy, nhu yếu phẩm thực hiện đa dạng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có các nhu yếu phẩm khác nhau.
2.3. Nhu yếu phẩm trong phạm vi văn phòng:
Nhu yếu phẩm trong phạm vi văn phòng có sản phẩm cần thiết như: giấy, bút, túi đựng rác, kẹp, ghim,.. Ngoài ra, còn có các vật dùng như máy in, máy photo tài liệu, ổ điện, dụng cụ làm việc,…
Tuy từng công việc, tính chất công việc khác nhau mà nhu yếu cũng khác nhau như việc: mảng công nghệ thông tin có thể cần thiết như máy tính, tai nghe, máy ảnh,… điện thoại dành cho nhân viên chăm sóc khách hàng,…
3. Hàng hóa nào được coi là nhu yếu phẩm?
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Từ đó giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết như:
– Mua thực phẩm, lương thực, dược phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
– Các trường hợp khẩn cấp như: khám chữa bệnh, cấp cứu, hỏa hoạn, thiên tai,…
– Trường hợp làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, cơ quan ngoại giao, lực lượng vũ trang và tại các cơ sở khác theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ các mặt hàng thiết yếu bao gồm các mặt hàng sau:
– Hoa qua và các sản phẩm chế biến từ trái cây.
– Hàng thực phẩm: Các loại thịt gia cầm, gia súc, các loại sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm; Thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản; Trứng gia cầm và các sản phẩm chế biến từ trứng gia cầm; Rau củ quả các loại và các sản phẩm chế biến từ rau củ quả.
– Bắp, khoai, tinh bột các loại và các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột; Gạo, nếp các loại và các sản phẩm chế biến từ gạo, nếp.
– Mặt hàng công nghệ thực phẩm: nước uống, nước ngọt, nước ép trái cây đóng chai, lon, thùng,…; Kẹo, bánh, kẹo, nước mắm, đường, dầu thực vật, muối, bột nêm, gia vị, sữa các loại, mì gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân,…
Ngoài ra, còn có các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu khác, điển hình như sau:
– Gas khí đốt, mặt hàng xăng dầu; thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư sản xuất nông nghiệp (phân bón, hạt giống); Thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất; Dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình.
– Nhu yếu phẩm cần thiết: thuốc diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, Khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa;
– Dịch vụ trực tiếp liên quan đến thanh toán điện tử, xuất, nhập khẩu hàng hóa, hoạt động ngân hàng;
– Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ vận chuyển, bảo vệ, công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm;
– Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải và xử lý môi trường; Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang;
– Dịch vụ sản xuất điện, nước, sửa chữa nhà cửa, kho hàng hóa, xưởng sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Giá năm 2012;
–
–
– Chỉ thị 16/CT-TTg Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19.