Hằng năm, nhiều chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước dành cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng. Bài viết này sẽ hướng dẫn, trả lời câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm là như thế nào là gia đình có công với cách mạng? Cấp giấy chứng nhận gia đình có công với cách mạng?
Mục lục bài viết
1. Gia đình chính sách là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định như sau:
“1.. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”
Ngày trước chúng ta có Thông tư 16-TBXH-1977 hướng dẫn thi hành Quyết định 208-CP-1977 về chế độ đãi ngộ đối với những người và gia đình có công với cách mạng do Bộ Thương binh và xã hội ban hành đưa ra khái niệm gia đình có công với các mạng nhưng hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực thi hành:
‘1. Những người và gia đình có công với cách mạng là những người và gia đình có công trực tiếp giúp đỡ cách mạng khi chưa giành được chính quyền, hoặc trong vùng bị địch kìm kẹp, khủng bố gắt gao…; sự giúp đỡ này nếu bị lộ sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người giúp đỡ cách mạng về tính mạng, tài sản như bị địch bắt bớ, tù đày, sát hại, triệt phá nhà cửa v.v…
a) Người có công với cách mạng được hưởng chế độ đãi ngộ là người đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng, được đứng tên trong
b) Gia đình có công với cách mạng là gia đình có chủ gia đình và ít nhất là một người thân nữa trở lên (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con…) cùng sống chung trong gia đình lúc đó đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng.
Trong gia đình có công với cách mạng chỉ người có công chủ yếu được đứng tên trong
Tuy nhiên, văn bản này đã hết hiệu Hiện nay, chế độ, chính sách đối với đối tượng là gia đình có công với cách mạng không có bất cứ văn bản nào hiện hành quy định nữa.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cá nhân, gia đình có công với cách mạng:
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Để thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận cá nhân, gia đình có công với cách mạng. Các hộ gia đình, cá nhận có thể tham khảo thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình sẽ sắp xếp, chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ theo quy định của pháp luật. Số lượng hồ sơ chuẩn bị 1 bộ. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận người có công hoặc Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”; bằng “Có công với nước”.
Bước 2: Hộ gia đình, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ trên tại bộ phận một cửa tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội. Thời gian tiếp hồ sơ là các ngày làm việc trong tuần.
Bước 3: Cán bộ, công chức có trách nhiệm nhận hồ sơ của công dân và kiểm tra, xác minh tính chính xác, các giấy tờ, nội dung có trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn công dân sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 4: Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phải giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn cho công dân. Cấp giấy xác nhận hoặc chứng nhận gia đình có công với cách mạng.
3. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi:
+ Bản khai của người hoạt động cách mạng (Mẫu LT1).
Trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai (Mẫu LT2) kèm biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Mẫu LT3) kèm bản sao các giấy tờ làm căn cứ xác nhận.
+ Quyết định trợ cấp, phụ cấp hàng tháng (Mẫu LT4) hoặc quyết định trợ cấp một lần (Mẫu LT5).
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi:
+ Bản khai của người hoạt động cách mạng (Mẫu TKN1).
Trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai (Mẫu TKN2) kèm biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Mẫu TKN3) kèm bản sao các giấy tờ làm căn cứ xác nhận.
+ Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TKN4) hoặc quyết định trợ cấp một lần (Mẫu TKN5).
– Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
+ Giấy báo tử.
+ Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
+ Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5).
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
+ Bản khai cá nhân (Mẫu BM1).
Trường hợp bà mẹ đã chết thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai (Mẫu BM2) kèm biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
+ Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
+ Quyết định phụ cấp hàng tháng và trợ cấp người phục vụ (Mẫu BM3) hoặc quyết định trợ cấp một lần (Mẫu BM4).
– Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến.
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
+ Bản khai cá nhân (Mẫu AH1).
Trường hợp anh hùng đã chết mà chưa được hưởng chế độ thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai (Mẫu AH2) kèm biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
+ Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.
+ Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu AH3) hoặc quyết định trợ cấp một lần (Mẫu AH4).
4. Cách xác định gia đình có công với cách mạng:
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi được Thủ tướng chính phủ tặng kỉ niệm chương và Chủ tịch nước tặng huy chương kháng chiến hạng nhất, và hiện mẹ tôi vẩn đang được hưởng trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Vậy tôi có được xem là con của gia đình có công với cách mạng hay không? Có được cấp hưởng bảo hiểm y tế không? Tôi xin cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 3, Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020 quy định về những đối tượng được coi là người có công với cách mạng như sau:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
– Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020:
“Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”
Bên cạnh đó, theo Điều 2 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý quy định thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
– Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật và đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Như vậy, bạn sẽ căn cứ vào những quy định trên để xác định xem mình có phải con của gia đình có công với cách mạng hay không? Nếu đủ điều kiện bạn hoàn toàn được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế hiện hành do nhà nước quy định.