Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có hơn một người đại diện theo Pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có hơn một người đại diện theo Pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần có thể có hơn một người đại diện theo Pháp luật.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 về người đại diện theo Pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần:
Điều 46 về cơ cấu tổ chức công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên:
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Khoản 5, Điều 67. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty
Khoản 1, Điều 74. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 95. Tổ chức quản lý Công ty cổ phần:
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty.
Từ các quy định trên, ta thấy, chỉ có một người đại diện theo Pháp luật trong Công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2014 về Người đại diện theo Pháp luật của Doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Như vậy, người đại diện theo Pháp luật trong Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần hiện nay có thể có hơn một người so với quy định cũ.
Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quy định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ bị vô hiệu hóa.
Ngoài ra Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định:
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đây là cơ chế giải quyết hiệu quả trong trường hợp người đại diện theo pháp luật thường xuyên vắng mặt tại Việt Nam, hạn chế được những rắc rối hay khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của Công ty khi chỉ có 1 người đại diện theo Pháp luật.