Tiêu chuẩn để trở thành trưởng thô? Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố? Lương của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố?
Chắc hẳn, trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố trong giai đoạn hiện nay là những chức danh đã không còn xa lạ trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng quan tâm và hiểu rõ những tiêu chí, tiêu chuẩn để các chủ thể có thể trở thành một trưởng thôn hay có thể trở thành một tổ trưởng tổ dân phố và những chính sách về thù lao, tiền lương mà họ được hưởng cũng như những nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Chính vì thế mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 14/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
–
–
– Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn:
Ta hiểu về trưởng thôn như sau:
Trưởng thôn được hiểu cơ bản chính là người đứng đầu một đơn vị cộng đồng dân cư (cụ thể như là làng, thôn, xóm, ấp,…) do người dân trong cộng đồng dân cư này trực tiếp bầu ra để nhằm mục đích có thể thay mặt và đại diện cho cộng đồng dân cư đó giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống dân cư ở khu vực đó.
Tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn cụ thể như sau:
Theo quy định tại điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV, để có thể trở thành trưởng thôn thì các chủ thể sẽ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
– Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố
– Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác
– Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm
– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi mình sinh sống.
– Để có thể trở thành trưởng thôn thì chủ thể cần có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể về các tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và giúp bảo đảm các chủ thể khi là trưởng thôn đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
Nhiệm vụ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải thực hiện triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định pháp luật.
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Uỷ ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố.
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ phải phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động.
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ trong sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
Quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp.
– Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho phó trưởng thôn, phó tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Như vậy, các nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thực chất cũng là rất lớn. Việc ban hành quy định cụ thể này có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các hoạt động cụ thể của cáctrưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tại các địa phương trên phạm vi cả nước.
3. Lương của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có lương hay không?
Theo quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV, thôn, tổ dân phố không phải đơn vị hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trong một khu vực. Theo đó, mỗi thôn thì đều sẽ cần phải có Trưởng thôn, mỗi tổ dân phố sẽ cũng sẽ đều cần có Tổ trưởng Tổ dân phố.
Căn cứ cụ thể theo Thông tư 13/2019/TT-BNV, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cũng chính là người hoạt động không chuyên trách và được ngân sách nhà nước chi trả phụ cấp (hay nhiều người vẫn gọi là lương trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố).
Cụ thể, pháp luật cũng quy định số người hoạt động không chuyên trách được hưởng phụ cấp theo nguyên tắc cụ thể như sau:
– Không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
– Chỉ được áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
Căn cứ vào quỹ phụ cấp và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với chủ thể là người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng dành cho người trực tiếp tham gia vào các công việc của thôn, tổ dân phố.
Như vậy, ta nhận thấy, trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mức lương của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố:
Căn cứ Thông tư 04/2012/TT-BNV cụ thể là tại Điều 13, thì Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Bên cạnh đó cũng căn cứ theo Điều 13 Thông tư 13/2019/TT-BNV, mức phụ cấp cho Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố (Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng Tổ dân phố – nếu có) được thực hiện theo hình thức khoán quỹ phụ cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Mức khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở và mức khoán quỹ phụ cấp sẽ được chi trả hàng tháng. Riêng ba loại thôn được nêu cụ thể sau đây sẽ được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở:
– Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên.
– Thôn thuộc xã có tình hình an ninh, trật tự trọng điểm, phức tạp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Thôn thuộc xã biên giới/hải đảo.
Trong giai đoạn hiện nay, chưa có thông tin về việc có tăng mức lương cơ sở không. Cũng chính vì thế mà cho đến nay Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố vẫn đang hưởng quỹ khoán phụ cấp theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng căn cứ theo quy định cụ thể tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Vì thế nên mức khoán quỹ phụ cấp được quy định cụ thể như sau:
– Mức phụ cấp hàng tháng đối với chủ thể là người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố thông thường cụ thể sẽ là: 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng.
– Mức phụ cấp hàng tháng đối với chủ thể là người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố thuộc 3 trường hợp đặc biệt sẽ là: 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, như chúng ta đã nói ở phần trên, căn cứ vào quỹ phụ cấp và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và căn cứ vào nguồn thu ngân sách của địa phương, mà Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ có trách nhiệm quyết định mức phụ cấp của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cụ thể đối với từng chức danh. Mức phụ cấp của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể được chia đều hoặc không cho từng người.