Định nghĩa? Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự? Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm tra viên?
Trong tố tụng thì giai đoạn thi hành án được biết đến là một giai đoạn cuối cùng trong tố tụng. Chính vì thế mà việc thẩm tra viên thực hiện thẩm tra, kiểm tra, rà soát để phát hiện những thiếu sót và các vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên, cán bộ, công chức có liên quan kịp thời khắc phục, sửa chữa, hoàn thiện và góp phần đưa đến kết quả cuối cùng trọn vẹn là rất cần thiết. Vậy pháp luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm tra viên trong thi hành án dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về địa vị pháp lý của thẩm tra viên trong thi hành án dân sự trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
1. Định nghĩa
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì thẩm tra viên có ba ngạch: Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên. Trong đó, thẩm tra viên được biết đến là công chức có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, giúp thủ trưởng cơ quan, trực tiếp thực hiện việc thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.
Bên cạnh quy định về chức danh và mã số ngạch tại Thông tư 03/2017/TT-BTP thì theo như quy định tại Điều 66
+ Thẩm tra viên là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm tra viên trong quân đội là sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Thẩm tra viên để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Từ những quy định được nêu ở trên thì thẩm tra viên thi hành án dân sự có các đặc điểm cơ bản sau đầu tiên phải nói đến đó là Thẩm tra viên là một công chức và chức danh đó của Thẩm tra viên thi hành án dân sự được chia làm ba ngạch, với tên, mã ngạch bao gồm: Thẩm tra viên – Mã số ngạch 03.232; Thẩm tra viên chính – Mã số ngạch 03.231 và cao nhất và có thẩm quyền cao nhất là Thẩm tra viên cao cấp – Mã số ngạch 03.230. Bên cạnh đó thì thẩm tra viên còn được biết đến là người giúp việc thủ trưởng cơ quan thi hành án. Thẩm tra viên làm nhiệm vụ theo phân công, chỉ đạo, giao việc của thủ trưởng cơ quan thi hành án, không có quyền độc lập nhân danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước một cách trực tiếp như Chấp hành viên. Và vai trò của Thẩm tra viên trong tổ chức thi hành án dân sự không phải là người trực tiếp tổ chức thi hành án.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự
Hiện nay pháp luật về thi hành án dân sự đã quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự. Cụ thể, Điều 67 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên trong thi hành án dân sự.
“Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
1. Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
2. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.
3. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.”
Có thể thấy Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên đều có chung nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 67
+ Thứ nhất, Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên sơ cấp thực hiện theo kế hoạch được duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình; Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên sơ cấp, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc;
+ Thứ hai, Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự;
+ Thứ ba, Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự của các đơn vị trực thuộc;
+ Thứ tư, Tham mưu xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
Từ quy định nêu ra ở trên, thẩm tra viên phải nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ thi hành án dân sự, soạn thảo văn bản và nắm vững về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Như vậy, có thể thấy tằng việc pháp luật việc ra đời
3. Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm tra viên
3.1. Bổ nhiệm Thẩm tra viên
Từ những quy định về thẩm tra viên trong thi hành án hình sự thì đối với mỗi ngạch Thẩm tra viên sẽ phải có các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ở mức tương ứng. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính. Trên cơ sở kết quả học và trên cơ sở nhu cầu của đơn vị, nguyện vọng của cá nhân đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét
Không những thế mà đối với ngạch Thẩm tra viên cao cấp, căn cứ kết quả thi nâng ngạch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
3.2. Miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên
Trên cơ sở quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành không quy định cụ thể về miễn nhiệm đối với Thẩm tra viên. Tuy nhiên, Thẩm tra viên là một công chức, do đó, việc miễn nhiệm Thẩm tra viên có thể áp dụng trong các trường hợp, cụ thể: được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ; không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý; không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức và thẩm tra viên không đủ năng lực, uy tín để làm việc và vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ. Do đó, Thẩm tra viên cao cấp sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự miễn nhiệm.
Như vậy, có thể thấy sự ra đời của các quy định về thi hành án và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã phần nào đó giải quyết về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm tra viên trong quá trình làm việc của mình là rất quan trọng. Nghị định này xác định việc người giữ chức vụ Thẩm tra viên dựa vào đó để biết về những nhiệm vụ của mình để hoàn thành công việc một cách chuẩn mực nhất. Và đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để giám sát về việc thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ của mình có đúng với các quy định của pháp luật hay không.