Chánh thanh tra là gì? Quy định về Chánh thanh tra các cấp? Những vấn đề trên đã được quy định rất cụ thể tại Luật thanh tra. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về quyền hạn và nhiệm vụ của Chánh thanh tra Bộ, chánh thanh tra sở, chánh thanh tra tỉnh...
Mục lục bài viết
1. Chánh thanh tra là gì?
Chánh thanh tra là Người đứng đầu tổ chức thanh tra của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương, các sở, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh thanh tra Sở:
Điều 28 Luật thanh tra năm 2022 quy định trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Lãnh đạo Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra và các quy định khác có liên quan của pháp luật có liên quan;
– Quyết định việc thanh tra khi phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
– Kiến nghị Giám đốc sở đình chỉ việc thi hành quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của đơn vị, cá nhân thuộc sở;
– Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc công tác thanh tra;
– Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, xin hỏi thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra từng cấp được pháp luật quy định như thế nào? Mong luật sư sớm trả lời.Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32
– Xác minh các nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
– Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì chánh thanh tra thực hiện việc kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ:
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra năm 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Quyết định đối với việc thanh tra khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
– Quyết định thanh tra đối với vụ việc có liên quan đến nhiều trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ do Bộ trưởng giao;
– Quyết định thanh tra lại đối với vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng đối với việc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, đối với việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
– Xử phạt vi phạm hành chính hoặc có các kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật đối với việc về xử lý vi phạm hành chính;
– Yêu cầu Tổng cục trưởng, Cục trưởng chỉ đạo Thanh tra Tổng cục, Cục, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý của cơ quan đó tiến hành thanh tra; trường hợp Thủ trưởng các cơ quan đó không thực hiện yêu cầu thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
– Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 55 của Luật thanh tra năm 2022; báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 của Luật thanh tra năm 2022;
– Thực hiện xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục không nhất trí với Tổng cục trưởng, Cục trưởng; trường hợp Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc sở không đồng ý với việc xử lý thì Chánh Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng thực hiện xem xét, quyết định;
– Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ theo thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ được phát hiện qua hoạt động thanh tra;
– Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
– Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra;
– Kiến nghị Bộ trưởng xử lý người thuộc quyền quản lý, xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Thanh tra năm 2022, Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Thực hiện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là kế hoạch thanh tra của tỉnh), hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để thực hện việc tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
– Thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện;
– Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với việc cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra;
– Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
– Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đối với việc kiểm tra đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
– Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Kiểm tra tính hoạt động chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết;
– Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác của thanh tra.
– Thanh tra tỉnh thực hiện giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh Thanh tra các cấp:
Tóm tắt câu hỏi:
Chánh Thanh Tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đúng hay sai? Giải thích tại sao? Em xin chân thành cảm ơn. Mong anh chị giúp em trả lời câu hỏi này. Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Việc khiếu nại hành chính vẫn phải tuân theo Luật khiếu nại 2011.
Điều 25
– Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
– Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
+ Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Như vậy, Chánh thanh tra chỉ giúp việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà không phải là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.