Khái quát chung về Chánh án Tòa án nhân dân? Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân?
Chánh án hiện không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với mỗi chúng ta. Chánh án tòa là một chức danh quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được dùng để chỉ một người đứng đầu cơ quan xét xử, lãnh đạo
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về Chánh án Tòa án nhân dân:
Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc Hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2014, trong các cơ quan xét xử, người đứng đầu cơ quan nắm giữ chức vụ là Chánh án.
Chánh án là người kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không. Thông thường, Chánh án đều là người được bổ nhiệm chức danh thẩm phán. Ngoài ra, khi Chánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án được gọi là Thẩm phán của phiên tòa.
Chánh án là người đứng đầu cơ quan xét xử. Khi Chánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án được gọi là thẩm phán của phiên tòa.
Chánh án được phân theo cơ quan xét xử các cấp như sau:
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
Chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do trực tiếp Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước cũng như trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao:
Chức danh Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
– Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
– Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương:
Chức danh Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
– Chánh án Tòa án quân sự trung ương:
Chức danh Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
– Chánh án Tòa án quân sự quân khu và cơ quan tương đương:
Chức danh Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương là năm năm, kể từ ngày Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương được bổ nhiệm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ta nhận thấy, Chánh án Toà án nhân dân là một chức vụ vô cùng quan trọng trong hệ thống Tòa án. Pháp luật cũng đã quy định rất cụ thể về việc phân Chánh án theo cơ quan xét xử các cấp nhằm đảm bảo vai trò của Chánh án Tòa án ở các các cấp chính quyền khác nhau.
2. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân:
2.1. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 :
Tại Điều 47
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Việt Nam.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn đưa ra quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn đưa ra quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn đưa ra quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn đưa ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn đưa ra các kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
– Chánh án tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý rằng, theo quy định của pháp luật thì khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.
Có thể thấy, Chánh án của Tòa án hấu hết là thẩm phán. Tuy nhiên, ngoài thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của một thẩm phán, Chánh án còn phải thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan xét xử. Việc vận hành trong cơ quan xét xử đều được kiểm sát bởi người đứng đầu cơ quan là Chánh án.
2.2. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 :
Căn cứ Điều 44
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử.
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự.
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa.
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn ra quyết định thi hành án hình sự.
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
– Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định xóa án tích.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Cần lưu ý rằng, khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụ được ủy quyền.
Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Chánh an Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng.
– Chánh an Tòa án quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
– Chánh an Tòa án quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
– Chánh an Tòa án đưa ra các kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Chánh an Tòa án quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
– Chánh an Tòa án có nhiệm vụ tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Phó Chánh án Tòa án không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
Các Chánh án, Phó Chánh án Tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cần lưu ý rằng, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ta nhận thấy, Chánh án Tòa án được chia thành hai nhóm nhiệm vụ với những nhiệm vụ khác nhau đó là: nhóm có nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tố tụng xét xử và nhóm thứ hai là nhóm có nhiệm vụ và quyền hạn trách nhiệm khi tiến hành xét xử giải quyết vụ án hình sự.