Hiện nay, quy định về nhiệm vụ, tiêu chuẩn của Kiểm soát viên trung cấp thị trường được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nhiệm vụ của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
- 2 2. Tiêu chuẩn của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
- 3 3. Chức trách của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
- 4 4. Lương Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
- 5 5. Quy trình để trở thành Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
- 6 6. Kiểm soát viên trung cấp thị trường khác gì với kiểm soát viên thị trường?
1. Nhiệm vụ của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
– Kiểm soát viên trung cấp thị trường là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường, có trách nhiệm:
+ Hỗ trợ, tham gia thực hiện một số nhiệm vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo sự phân công, chỉ đạo của cấp trên trực tiếp;
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường được phân công.
– Nhiệm vụ của Kiểm soát viên trung cấp thị trường đó là:
+ Tham gia hỗ trợ xây dựng, giúp triển khai kế hoạch, phương án kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực hoặc địa bàn được phân công;
+ Thực hiện việc kiểm tra hoặc hỗ trợ, giúp việc cho người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại về việc chấp hành pháp luật trên địa bàn được phân công;
+ Tham gia giúp việc cho người có thẩm quyền kiểm tra, tìm kiếm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đảm bảo tuân thủ quy trình nghiệp vụ để phát hiện vi phạm và báo cáo cấp thẩm quyền xử lý theo quy định;
+ Thực hiện việc thiết lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quy định;
+ Thống kê, tổng hợp tình hình, số liệu phục vụ công tác kiểm tra;
+ Xử lý vi phạm theo quy định; phát hiện, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp trên giao theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Tiêu chuẩn của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
2.1. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
– Về phẩm chất chính trị, Kiểm soát viên trung cấp thị trường đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Nắm vững chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân;
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
– Về đạo đức, Kiểm soát viên trung cấp thị trường đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm;
+ Gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
– Về lối sống, Kiểm soát viên trung cấp thị trường đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
+ Không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
+ Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức công vụ và trình độ, năng lực.
2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Về năng lực: Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương có liên quan đến lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát được phân công.
– Về nghiệp vụ:
+ Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định của cơ quan Quản lý thị trường địa phương
+ Nắm vững thẩm quyền của các chức danh Quản lý thị trường trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính
+ Nắm vững quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường
+ Có khả năng sử dụng biểu mẫu trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
+ Có khả năng phân tích, tổng hợp và đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi được phân công;
– Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
2.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
3. Chức trách của Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
Kiểm soát viên trung cấp thị trường là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường, có chức trách hỗ trợ, hoặc trực tiếp tham gia thực hiện một số nhiệm vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường theo sự phân công, chỉ đạo của cấp trên hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường phân công.
4. Lương Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức Quản lý thị trường căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức.
Theo quy định Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0 với hệ số lương từ 2,10 đến hệ số lương 4,89. Theo quy định hiện nay mức lương cơ bản vẫn đang ở mức là 1.490.000 đồng. Theo đó mức lương của ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường sẽ là từ 3.129.000 – 7.420.200 đồng mỗi tháng.
5. Quy trình để trở thành Kiểm soát viên trung cấp thị trường:
Như đã phân tích ở trên Kiểm soát viên trung cấp thị trường chỉ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường là đã đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của Kiểm soát viên trung cấp thị trường. một người sẽ học Cao đẳng về lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, sau đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì sẽ trở thành Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
6. Kiểm soát viên trung cấp thị trường khác gì với kiểm soát viên thị trường?
– Kiểm soát viên thị trường: Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Quản lý thị trường, chịu trách nhiệm:
+ Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường
+ Trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm vụ:
+ Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
+ Kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
+ Xây dựng các phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực được phân công.
+ Trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực thi công vụ;
+ Kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm.
+ Thực hiện việc thiết lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
+ Bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quy định.
+ Thống kê, tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định.
+ Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Như vậy đối chiếu với những phân tích ở trên đã thấy được những điểm khác biệt cơ bản trong chức trách và nhiệm vụ của Kiểm soát viên trung cấp thị trường và Kiểm soát viên thị trường.
– Thời gian giữ ngạch đối với công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên thị trường đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:
+ Công chức Quản lý thị trường có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường từ đủ 03 năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
+ Công chức Quản lý thị trường có tổng thời gian vừa giữ ngạch tương đương với ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường và ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường từ đủ 03 năm trở lên thì phải có tối thiểu 12 tháng giữ ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
Như vậy, để trở thành Kiểm soát viên thị trường thì phải có thời gian công tác giữ chức Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
– Ngạch Kiểm soát viên thị trường áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98, như vậy đối chiếu với ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường với hệ số lương từ 2,10 đến hệ số lương 4,89 có thể thấy mức lương của Ngạch Kiểm soát viên thị trường cao hơn.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: