Quy định về nhiệm vụ của cảnh sát biển? Quyên hạn của cảnh sát biển? Nguyên tắc hoạt động của cảnh sát biển?
Nhưu chúng ta đã biết tình hình an ninh biển đảo là vấn đề rất được quan tâm bởi liên quan tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Để giữ được an ninh biển đảo thì không thể không kể tới vai trò to lớn của cảnh sát biển Việt Nam. pháp luật cũng có quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của cảnh sát biển.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về nhiệm vụ của cảnh sát biển?
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cụ thể như sau:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy theo như trên ta thấy được nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam do pháp luật quy định cụ thể, theo đó lực lượng cảnh sát biển quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh, an toàn vùng biển, đảo của Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó, xây dựng lực lượng Cảnh sát biển (CSB) cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và có tính chuyên nghiệp cao, đóng vai trò nòng cốt, trực tiếp là chủ trương đúng đắn của Đảng, yêu cầu tất yếu trong tình hình mới.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với diện tích trên 1 triệu km2, gần 3.000 đảo, quần đảo; bờ biển có chiều dài hơn 3.260 km, trải dài qua 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó nhiều tỉnh, thành phố có hệ thống cảng biển, các khu kinh tế, du lịch ven biển là cửa ngõ, đầu mối giao thương về kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo đó nên việc cần phải xây dựng, phát triển kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trên hướng biển luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
2. Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9. Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cụ thể như sau:
1. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 của Luật này.
3. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
6. Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
7. Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp.
8. Đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
9. Bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật.
10. Áp dụng biện pháp công tác theo quy định tại Điều 12 của Luật này.
Như vậy thông qua quy định này ta hiểu được phạm vi quyền hạn của cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện cụ thể, và theo đó cảnh sát biển không được hoạt động quá nhiệm vụ quyền hạn của mình. Như đã biết thì với tình hình thế giới, khu vực, nhất là tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện nhiều tình huống mới về các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như vi phạm chủ quyền biển, đảo, các hoạt động tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, mất an toàn hàng hải, ô nhiễm môi trường biển ngày càng có chiều hướng gia tăng, xuất hiện nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài, có tổ chức chặt chẽ. Trước tình hình đó, việc xây dựng và phát triển Lực lượng Cảnh sát biển thành lực lượng chuyên trách, nòng cốt để thực thi pháp luật và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, chính đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam:
Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phù hợp với quy định chung của hệ thống chính trị và tính đặc thù của lực lượng”; đảm bảo sự nhất quán, phù hơp với
Căn cứ theo quy định tại điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cụ thể như sau:
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
5. Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.
6. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Như vậy ta thấy các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam là những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chỉ đạo, những định hướng cơ bản làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Lực lượng Cảnh sát biển. Sự ra đời, phát triển của lực lượng cảnh sát biển và Luật Biển Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong thực thi pháp luật trên biển; thể hiện sự tập trung ý chí của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân, là tuyên bố mạnh mẽ quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chủ trương xây dựng lực lượng Cảnh sát biển “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng tầm là lực lượng nòng cốt trong quản ý, bảo vệ chủ quyền, duy trì thực thi pháp luật trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam còn hoàn thành tốt vai trò là đại diện cho Chính phủ Việt Nam tham gia Hiệp định liên chính phủ về chia sẻ thông tin chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á và là thành viên của hội nghị Những người đứng đầu lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước châu Á; đại diện cho Việt Nam tham gia Sáng kiến thực thi pháp luật trên vịnh Thái Lan…. Cảnh sát biển đã xây dựng một trung tâm trao đổi thông tin liên lạc, duy trì thường xuyên hoạt động chia sẻ thông tin về tình hình an ninh hàng hải, cướp biển, cướp có vũ trang, tìm kiếm cứu nạn với lực lượng thực thi pháp luật của 20 quốc gia và duy trì đường dây nóng với 7 quốc gia trong khu vực.
Việc quy định rõ ràng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng vững chắc, là công cụ sắc bén để các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển đảo, duy trì thực thi pháp luật trên biển và xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại./.