Thường trực Hội đồng nhân dân? Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh?
Hội đồng nhân dân đóng góp những vai trò quan trọng đối với đất nước ta và được xem là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và được thành lập nhằm đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, của cử tri. Trong những năm gần đây, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng là điều kiện hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Ngoài ra, nhằm để đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân thì thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cần phát huy vai trò và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thường trực Hội đồng nhân dân:
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam được hiểu là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo Điều 6, Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 với nội dung cụ thể như sau:
“1. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019,
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng Ban của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh.”
Ta nhận thấy, theo quy định pháp luật thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm các đối tượng sau đây:
– Chủ tịch Hội đồng nhân dân là thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
– Hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân.
– Các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân là thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân.
– Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh là thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hiện nay, hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân là các Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện theo Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 với nội dung cụ thể như sau:
– Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức xã hội khác và công dân.
– Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện theo Điều 79, 80, 81, 90, 91, 92 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 với nội dung cụ thể như sau:
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh đó là chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh đó là quyết định triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, công bố dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh đó là phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh đó là tổng hợp nội dung chất vấn trên cơ sở phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm, dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh đó là đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan gửi tài liệu kỳ họp đúng thời hạn do pháp luật quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Điều 59, 76
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh đó là phân công Ban thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh đó là phân công Ban tham gia hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và một số công việc khác.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh đó là phân công, chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh đó là tham dự các phiên họp, các hoạt động giám sát, thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh đó là tổ chức tập huấn, giao ban trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dân cử.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện theo Điều 107, 112 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 với nội dung cụ thể như sau:
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đó là đôn đốc các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đó là phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh theo dõi, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chuyển đến để chuyển tới các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan nghiên cứu giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đó là phối hợp tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nghiên cứu, quán triệt các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các văn bản quy phạm pháp luật khác, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đó là theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách, chế độ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đó là mời đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tham gia đoàn giám sát và tham dự các hoạt động khác của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khi cần thiết.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh là vô cùng to lớn và quan trọng. Việc ban hành các quy định cụ thể về Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh là rất cần thiết để đảm bảo quyền lực của cơ quan này trong thực tiễn.