Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ? Chức năng của Thanh tra Bộ? Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Bộ?
Trong khi đất nước ngày một phát triển thì vấn đề nhức nhối và không còn được công khai minh bạch sẽ xuất hiện trong các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương. Cũng chính vì vậy mà pháp luật nước ta hiện hành đã đưa ra các quy định về những nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra, kiển tra. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này tác giả sẽ chỉ nêu ra các thông tin liên quan đến Thanh tra Bộ. Vậy theo như quy định của pháp luật thanh tra thì chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ có nội dung như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ
Trên cơ sở quy định của Điều 17
“1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Trong đó,
– Chánh thanh tra là Người đứng đầu tổ chức thanh tra của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương, các sở, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Phó Chánh Thanh tra được là người giúp Chánh Thanh tra thực hiện chức trách nhiệm vụ được pháp luật quy định; Thành ủy, HĐNDTP, UBNDTP và Thanh tra Chính phủ giao; được Chánh Thanh tra phân công ủy quyền phụ trách 01 Phòng. Phó Chánh Thanh tra phải điều hành công việc mang tính chất thường xuyên, trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mọi mặt của cuộc sống nên khối lượng công việc và áp lực công việc là rất lớn.
– Thanh tra viên của thanh tra bộ được xác định là bộ phận công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. Bên cạnh đó theo như quy định tại Điều 32
Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Chức năng của Thanh tra Bộ
Trên cơ sở quy định của pháp luật thành tra và cụ thể được quy định tại Điều 17 Luật này thì chức năng của thanh tra bộ được biết đến là bộ phận giúp việc cho Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì theo như quy định này thì thanh tra Bộ còn thực hiện hoạt động thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Việc quy định chức năng của Thanh tra bộ được nhận định với nội dung như sau: “Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định này có thể thấy rằng Thành tra Bộ ngoài chức năng giúp việc và thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình thì còn có chức năng thực hiện việc thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước khác mà Bộ giải quyết theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Cũng được quy định giống các cơ quan khác đó chính là việc thực hiện các quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Do đó, có thể nhận định rằng chức năng chính của Thanh tra Bộ đó chính là thực hiện các hoạt động thanh tra. Đồng thời là giúp việc cho Bộ trưởng và giả quyết các khiếu nại, tố cáo theo như quy định nếu thuộc thẩm quyền
3. Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Bộ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cấp cao nhất. Vì vậy, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng được xác định là nhiều nhất so với các cơ quan hành chính cấp dưới, bởi phạm vi quản lý của cơ quan này rộng hơn. Vì được xác định là cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, do đó, việc pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh là cách để cơ quan này chủ động trong hoạt động chức năng. Theo quy định tại Điều 21 Luật Thanh tra năm 2010, thanh tra Bộ có có 04 nhiệm vụ, quyền hạn chính như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật này quy định về việc xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ
Nội dung cụ thể mà Thanh tra Bộ phải thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương bao gồm:
– Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh; (Khoản 1)
“b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ”;
Thứ hai, theo như quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Luật này quy định về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
Đôn đuốc và kiểm tra ở đây của thanh tra Bộ thể hiện dưới góc độ và khía cạnh pháp lý dó chính là việc thức dục tiến trình lầm việc của cơ quan khác chịu sự quản lý của Thanh tra Bộ. Đồng thời là việc kiểm tra nội dung của hoạt động công tác làm việc của các cơ quan này theo như quy định của pháp luật có đúng không, có hành vi tham những ở đây sảy ra hay không.
Thứ ba, theo như quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 17 Luật này quy định về việc thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập
Theo quy định của luật thành tra thì việc Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết được quy định rất chi tiết tại điểm d Khoản 2
Thứ tư, theo như quy định tại Khoản 3, 4 Điều 19 Luật này quy định về việc giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời còn thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Có thể thấy rằng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ đã có những thay đổi nhất định phù hợp với tiến trình và đòi hỏi trong sự phát triển của chính quyền của Cơ quan và Bộ máy hoạt động của Nhà nước. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Thanh tra Bộ trở thành cầu nối kết nối giữa trung ương và các cơ quan cấp dưới, giữa nhà nước và các cơ quan thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả và tối ưu hóa chính sách của Đảng.