Chủ thể tiến hành thủ tục phá sản? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản? Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Hiện nay thì các lĩnh vực liên quan đến pháp luật đã không còn trở lên xa lạ với người dân. Có rất nhiều doanh nghiệp do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp này đã không đủ ngân sách để có thể thực hiện chi trả lương cho các chủ thể là người lao động, cũng như thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước vì thế nên các doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục phá sản để nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể liên quan. Một trong số những thủ thể tiến hành thủ tục phá sản là Thẩm phán. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Chủ thể tiến hành thủ tục phá sản:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người tiến hành thủ tục phá sản là Chánh án
Như vậy, trong số các chủ thể tiến hành thủ tục phá sản thì sẽ có thẩm phán.
Ta hiểu thẩm phán là người tiến hành tố tụng, là người thực hiện các hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án. Thẩm phán được bổ nhiệm và giao nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật hiện hành.
Trong giai đoạn hiện nay thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước ta cũng đã được chia theo các cấp xét xử, bao gồm có các cấp sau đây: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tình, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, và thẩm phán trong Tòa án quân sự.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thẩm phán sẽ được quyền nhân danh Nhà nước, được pháp luật trao quyền để nhằm mục đích thực hiện xét xử các vụ án, tranh chấp và đưa ra phán quyết đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Việc giải quyết phá sản thuộc thẩm quyền của tòa án nên cũng chính là trách nhiệm của Thẩm phán.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản dựa trên quy định tại Luật phá sản 2014 với nội dung cụ thể như sau:
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức Hội nghị chủ nợ.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật phá sản 2014.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta thấy rằng, thẩm phán có những ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Các thẩm phán sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể bên trên. Việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn này của các thẩm phán sẽ được pháp luật bảo vệ và các đương sự tôn trọng.
3. Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp:
Quy định về điều kiện để doanh nghiệp được công nhận phá sản:
Theo cách giải thích từ ngữ cụ thể ở trong Luật Phá sản 2014, phá sản được hiểu cơ bản chính là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và các doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm mục đích để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp và các hợp tác xã sẽ cần phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện cụ thể như sau sau:
– Các doanh nghiệp, hợp tác xã được công nhận là phá sản khi phải mất khả năng thanh toán.
– Các doanh nghiệp, hợp tác xã được công nhận là phá sản khi bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được hiểu cơ bản chính là doanh nghiệp đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Việc doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: Các doanh nghiệp không có tài sản để nhằm mục đích thực hiện thanh toán các khoản nợ;
– Trường hợp 2: Các doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp:
Theo quy định tại Luật Phá sản 2014 ta nhận thấy, thủ tục phá sản doanh nghiệp diễn ra bao gồm các bước cơ bản sau:
– Bước 1: Thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Pháp luật quy định chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Bước 2: Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Sau khi Toà án nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ có trách nhỉm xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn.
– Bước 3: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
– Bước 4: Mở thủ tục phá sản:
Sau khi đã có quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thì Tòa án sẽ cần phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, các chủ thể cũng sẽ có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nhằm mục đích để có thể bảo toàn tài sản.
Đặc biệt là sẽ cần thực hiện kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ và các danh sách khác.
– Bước 5: Hội nghị chủ nợ:
+ Triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu như trong Hội nghị này có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu như không đáp ứng được điều kiện trên thì sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận cụ thể như sau: Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản; Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi đối với hoạt động kinh doanh; Đề nghị tuyên bố phá sản.
– Bước 6: Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản:
Trong trường hợp doanh nghiệp đã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp đã hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán sẽ có trách nhiệm ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
– Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản:
Cần tiến hành thanh lý tài sản phá sản; Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản cụ thể được pháp luật quy định.