Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Thẩm phán theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?
Trong một phiên tòa xét xử chúng ta thường thấy trong hội đồng xét xử có chủ tọa phiên tòa điều hành trong quá trình xét xử trong tất cả’ các lĩnh vực như dân sự, hình sự, hành chính và pháp luật đã trao quyền cho thẩm phán được xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng dân sự theo quy định của
Có thể hiểu là thẩm phán là công chức được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác theo quy định thuộc thẩm quyền của
Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng dân sự
Theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào các chức danh thì sẽ nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, còn đối với thẩm phán thì khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ KhI thẩm phán nhận được đơn khởi kiện, đơn đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật thì thẩm phán sẽ xem xét xử lý đơn xem có đủ điều kiện khởi kiện không? đương sự có phải sửa đổi, bổ sung về hồ sơ khởi kiện không? Có thuộc vào các quy định của pháp luật về việc trả lại đơn khởi kiện hay không để thụ lý vụ án theo quy định.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì thẩm phán lập hồ sơ vụ việc dân sự để tập hợp, sắp xếp các tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án mà mình đang thụ lý vụ án để giải quyết theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
+ Thẩm phán sẽ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ theo quy định của pháp luật thông thường thì đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong trường này thì tòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp theo quy định của pháp luật.
Sau khi đã thu thập xác minh chứng cứ xong thì thẩm phán sẽ tổ chức phiên tòa, phiên họp để hòa giải công khai chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Thông thường trong quá trình xử lý giải quyết vụ án khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng là một trong những phương thức hữu hiệu để kịp thời để bảo toàn tài sản hoặc là để bảo vệ chứng cứ, nhằm thiểu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nhằm góp phần giải quyết hậu quả các tranh chấp, xung đột giữa các bên trong các giao dịch dân sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì thẩm phán có thể ra quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ chỉ khi có căn cứ cho rằng đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan tổ chức đã hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có ai kế thừa các quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó hoặc là đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật hoặc cần đợi kết quả các chứng minh có liên quan đến vụ việc thì mới giải quyết được vụ án.
Khi có căn cứ cho rằng khi đương sự là cá nhân đã chết mà không có ai thừa kế các quyền và nghĩa vụ của họ hoặc các cơ quan tổ chức đã bị giải thể phá sản không có ai kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan tổ chức đó và các trường hợp phải đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì thẩm phán sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
Khi không còn căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự thì thẩm phán sẽ phải ra quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Theo quy định của pháp luật thì những đối tượng như là người có công với cách mạng thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, trẻ em, người chưa thành niên, người cao tuổi…thì trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thẩm phán sẽ giải thích, hướng dẫn cho các đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong quá trình giải quyết vụ việc khi các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận tự giải quyết với nhau mà không bị lừa dối, cưỡng ép, trái với đạo đức xã hội, trái với các quy định của pháp luật thì khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì thẩm phán trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của pháp luật.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn ra quyết định đưa vụ án đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Khi xét xử thì thẩm phán sẽ triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp là các đương sự là nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ có liên quan.
+ Trong quá trình xét xử thì thẩm phán có nhiệm vụ và quyền hạn thì sẽ là chủ tọa hoặc tham gia xét xử dân sự, giải quyết việc dân sự.
+ Trong tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ của mình thì thẩm phán có quyền đề nghị Chánh án tòa án phân công thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm phán khi phát hiện và đề nghị Chánh án tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của pháp luật.
+ Trong phạm vi quyền hạn của thẩm phán thì có quyền xử lý hành vi cản trở các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật thì đó có thể là các hành vi gây cản trở là các hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, vi phạm nội quy phiên tòa, không thi hành quyết định của tòa về việc cung cấp chứng cứ cho tòa theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì thẩm phán sẽ tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng hình sự
Khác với nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng dân sự thì thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Trước khi mở phiên tòa xét xử thì thẩm phán được phân công xét xử vụ án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để tổng hợp các hoạt động xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong các hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất của vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án.
+ Thẩm phán trong phạm vi nhiệm vụ của mình tiến hành xét xử vụ án và điều hành phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình giải quyết vụ án thì thẩm phán sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
+ Thẩm phán sẽ tiến hành thực hiện các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ quyền hạn chung thì còn có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng như sau:
+ Theo quy định của pháp luật thì từng trường hợp thì sẽ ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam.
+ Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ bổ sung khi trong quá trình giải quyết vụ án còn thiếu chứng cứ để chứng minh mà không thể tự mình bổ sung được; Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; xuất hiện thêm có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử khi có đủ điều kiện và có căn cứ thuộc các trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án sẽ ra quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm phán khi xét xử vụ án sẽ điều hành việc xét xử vụ án hình sự, tranh tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp luật.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thì thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám đính người định giá tài sản theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Trong một số trường hợp đặc biệt thì thẩm phán có quyền yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội để yêu cầu cử thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật trong những trường hợp mà pháp luật quy định.
+ Trong quá trình xét xử thì thẩm phán sẽ ra quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa để giải quyết vụ án
Ngoài ra, thẩm phán sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án thì thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình theo quy định của pháp luật.