Nhiệm vụ của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương? Quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương?
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật quân đội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của quân nhân,.. theo quy định của pháp luật. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra viện kiểm sát quân sự trung ương được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương”
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+
+
1. Nhiệm vụ của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
– Tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là một vấn đề phức tạp. Trên thế giới, mỗi quốc gia có cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực riêng cho Nhà nước của mình. Đối với hầu hết các nhà nước tư sản đều tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyền. Theo đó, quyền lực Nhà nước được phân chia thành ba nhánh, giao cho ba hệ thống cơ quan khác nhau thực hiện, trong khi thực hiện quyền lực các cơ quan đó có thể độc lập với nhau ở một mức độ nhất định, có thể có sự đối trọng, chế ước lẫn nhau.
– Tại Điều 31 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương, theo đó, cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ trong việc tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
– Ở những nước này không có cơ quan Viện kiểm sát, mà chỉ có cơ quan Viện công tố và cơ quan này cũng không phải là một hệ thống độc lập mà nó có thể nằm trong Tòa án hoặc chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp hay của Chính phủ. Chức năng cơ bản của Viện công tố của các nước này là đưa kẻ phạm tội ra trước Tòa án và thực hiện sự buộc tội đối với hành vi phạm tội của người đó. Đối với các nước đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam thì tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là thông qua các cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong bộ máy Nhà nước của các quốc gia này tồn tại một hệ thống cơ quan viện kiểm sát có vị trí độc lập, trực thuộc Quốc hội. Viện kiểm sát được giao chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.
– Vị trí của Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nước ta được quy định ngay trong Hiến pháp và được xác định thuộc nhánh quyền lực tư pháp. Viện kiểm sát quân sự là các cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Viện kiểm sát quân sự cùng với các cơ quan tư pháp khác là công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài quân đội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 31 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015:
– Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định của pháp luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cũng như việc kiến nghị với cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.
– Viện kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thực hiện chức năng của Viện kiểm sát quân sự trong Quân đội. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự Trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các Phòng và Văn phòng. Viện kiểm sát quân sự Trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Điều tra viên.
– Bên cạnh đó, viện kiểm sát quân sự Trung ương còn có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương cũng như có quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
– Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có: Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự Trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các ban và bộ máy giúp việc. Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
– Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương gồm có: Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát Quân khu và tương đương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây: Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương; báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát quân sự Trung ương; những vụ án hình sự quan trọng; những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương quy định. Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
– Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát.
– Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. Phương hướng, nhiệm hoạch công tác của Viện kiểm sát quân sự; báo cáo của Viện vụ, ké trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác của Viện kiểm sát quân sự; kiến nghị của Viện kiểm sát quân sự Trung ương về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong Quân đội gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; những vụ án hình sự quan trọng; những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát yêu cầu. Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
– Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự Trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương, bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Viện trưởng phân công, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây ra thiệt hại thì Viện kiểm sát quân sự nơi những người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Viện kiểm sát quân sự theo quy định của pháp luật.