Nhắc đến thi hành án không thể không nhắc tới chấp hành viên. Vậy chấp hành viên là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chấp hành viên là gì?
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên theo quy định tại Điều 20
“- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”.
Những việc Chấp hành viên không được làm bao gồm:
“- Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
– Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
– Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
– Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
– Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
– Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật”.
2. Thẩm quyền của Chấp hành viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, chấp hành viên có quyền Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hay không ạ? Em xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Luật sư xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định của Luật Thi hành án, Điều 20. Quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau:
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Theo đó, chấp hành viên có quyền xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo Khoản 4 Điều 20 của Luật này.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên:
Điều 18 Luật Thi hành án dân sự quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.
7. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên:
Điều 20 Luật thi hành án Dân sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
5. Địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự:
Địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức thi hành án của chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự.
Trong đó các quyền thi hành án dân sự của Chấp hành viên là phạm vi những việc mà chấp hành viên được quyền quyết định, thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình còn nghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên được hiểu là những việc mà chấp hành viên phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định được nhanh chóng và hiệu quả.
Chấp hành viên không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà còn là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác như quan hệ háp luật hành chính. Vì vậy, ngoài pháp luật thi hành án dân sự, hành vi của chấp hành viên còn chịu sự điều chỉnh của các ngành luật khác. Tuy nhiên, nói đến địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự là chỉ nói đến các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên với tư cách là người trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. các quyền và nghĩa vụ này trước hết được quy định tại Luật thi hành án 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án 2014.
Như vậy, Chấp hành viên là người tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành thể hiện vị trí của chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành dân dân sự tạo thành địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Việc xác định địa vị pháp lý của chấp hành viên chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như đặc thù của hoạt động thi hành án, bản chất của thi hành án dân sự, vị trí, vai trò của chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
Địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện rõ ràng trong hai nhóm quy định sau:
– Một là, địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện ở các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
– Hai là, địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện thông qua các quy định về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định bao gồm: giai đoạn tự nguyện thi hành án, giai đoạn cưỡng chế thi hành án, giai đoạn kết thúc thi hành án.
6. Một số vướng mắc về địa vị pháp lý của chấp hành viên:
Chấp hành viên là người có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức thi hành án của chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Địa vị pháp lý của Chấp hành viên được quy định cụ thể tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự sự 2008.
“- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
– Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”.
Qua thực tiễn áp dụng thì có một số vướng mắc sau:
Thứ nhất, Khoản 1 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định việc chấp hành viên có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Đồng thời Điều 11 Luật Thi hành án dân sự 2008 cũng quy định:
“Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thi hành án và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự, chấp hành viên theo quy định của Luật này”.
Tuy nhiên trên thực tế việc thi hành lại rất khó khăn.
Thứ hai, trong trường hợp Chấp hành viên biết đương sự cất giấu tài sản tại nơi nhất định nhưng chấp hành viên không thể buộc họ giao tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Khi tổ chức cưỡng chế, các Chấp hành viên chỉ có thể thi hành đối với những tài sản hiện hữu mà các đương sự không thể dịch chuyển như nhà, đất, tài sản cồng kềnh, tài khoản ngân hàng…Nhưng trong một số trường hợp, Chấp hành viên lại gặp bế tắc khi người phải thi hành án cố tình tẩu tán hoặc giấu tài sản, giấy tờ nhỏ gọn trong người, trong nơi cất giấu khác không phải nơi ở, nơi cư trú của đương sự. Với kinh nghiệm vốn có cũng như suy đoán sắc bén, các Chấp hành viên nhiều khi nắm bắt được chỗ các đương sự cất giấu. Tuy nhiên, Chấp hành viên lại không có quyền khám xét người, nới cất giấu tài sản của đương sự. Do đó, các đương sự vẫn thản nhiên, tự do giấu tài sản ở những nơi bí mật khác, cũng như giấu tài sản trong người. Vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau, cho rằng việc khám người, nơi cất giấu…là vấn đề rất nhạy cảm, dễ sai phạm, có liên quan đến quyền cơ bản của công dân. Do đó, đến nay vẫn chưa có văn bản nào cho phép Chấp hành viên thực hiện hành vi này. Lẽ đó, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của Chấp hành viên
Thứ ba, vấn đề xác minh điều kiện Thi hành án vẫn gây ra cho các Chấp hành viên những khó khăn nhất định. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy việc xác minh tài sản và thu nhập của người phải Thi hành án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thi hành án. Mặc dù trong quá trình xác minh, Chấp hành viên được quyền yêu cầu chính quyền địa phương cơ quan đăng kí quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp (khoản 1 Điều 176 và khoản 1 Điều 177
Với những trường hợp không thể xác minh được do đương sự đã kịp thời tẩu tán tài sản, Chấp hành viên giử báo cáo cho Chấp hành viên trưởng để đưa ra quyết định hoãn thi hành án hoặc trả lại đơn yêu cầu thi hành án trên cơ sở khoản 1 điều 48 Luật thi hành án dân sự. Vì sự khó khăn trong xác minh điều kiện thi hành án nên nó đã trở thành một trong những nguyên nhân làm cho Chấp hành viên không hoàn thành nhiệm vụ của mình dẫn đến còn nhiều án tồn đọng không được thi hành trên thực tế. Do đó, cần có những quy định chặt chẽ hơn để bảo đảm cho Chấp hành viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong vấn đề này.
* Kiến nghị hoàn thiện các vướng mắc:
Thứ nhất, để các chấp hành viên có thể áp dụng các quy định triệt để, nhất là biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự đạt hiệu quả, cần thiết và quan trọng phải có quy định cụ thể về công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án với chính quyền địa phương, đặc biệt là cơ quan Công an cấp xã (phường) phải đưa nhiệm vụ này vào nhiệm vụ chung để thực hiện trong quá trình phối hợp với chấp hành viên đôn đốc và giải quyết việc thi hành án. Chỉ khi có sự đồng lòng, quyết tâm như vậy thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án nói riêng và công tác thi hành án dân sự nói chung trong thực tế mới đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, bổ sung cho Chấp hành viên quyền khám xét người, nơi ở, nơi cất giấu tài sản, tài liệu của người phải thi hành án.Thông thường các Chấp hành viên hay gặp khó khăn trong việc thu giữ tài sản khi người phải Thi hành án cất giấu trong người, nơi ở, nơi cất giấu tài sản, tài liệu, vì vậy nhóm nhận thấy trong thời gian tới, luật cần bổ sung thêm về quyền hạn cho Chấp hành viên để giải quyết tình trạng đó. Khi đối tượng của công tác thi hành án chỉ là tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án thì không thể lúc nào Chấp hành viên cũng yêu cầu lực lượng công an khám xét người, nơi cất giấu tài sản được. Hơn nữa, để có lệnh khám xét họ phải thông qua cơ quan điều tra, công an với nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà. Với mục đích và bản chất của hoạt động thi hành án là đảm bảo những bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực và được thực thi nghiêm chỉnh, chính xác, kịp thời trên thực thế, sẽ thật cần thiết khi trao cho Chấp hành viên tất cả những quyền năng để ho có thể thi hành công vụ được thuận lợi, triệt đề, bảo vệ được quyền và lợi ích của người được thi hành án một cách tốt nhất.
Lẽ đó, chúng ta nên xem xét vấn đề quy định thêm cho Chấp hành viên quyền “khám xét người, nơi ở, nơi cất giấu tài sản, tài liệu của người phải thi hành án”, khi cần thiết. Mặc dù, vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc xâm phạm quyền cơ bản của công dân nhưng xét cho cùng Chấp hành viên sử dụng quyền hạn này với mục đích thực hiện công vụ, vì tính tôn nghiêm của pháp luật nên không thể để xảy ra các vấn đề tư lợi, mục đích riêng. Với lý do này, việc bổ sung cho Chấp hành viên có quyền khám người, khám nơi cất giấu tài sản, tài liệu trong quá trình thi hành án là hợp lý. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng quyền hạn này của Chấp hành viên cũng cần quy định các chế tài nghiêm khắc mà Chấp hành viên phải gánh chịu nếu có vi phạm giống như các chế tài dành cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng công an, cảnh sát.
Thứ ba, cần có những quy định cụ thể hơn về một số vấn đề như: thời gian ra quyết định cưỡng chế, thời gian định giá tài sản kê biên, những trường hợp đặc biệt không tổ chức cưỡng chế thi hành án, tài sản kê biên có giá trị nhỏ do Chấp hành viên xác định giá… nhằm sự thống nhất. Tình trạng này kéo dài thì người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là người có đơn yêu cầu thi hành án.
Thứ tư, các biện pháp khác nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên. Có rất nhiều các biện pháp khác nhau để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên song biện pháp cơ bản nhất cần phải nói đến đó là: Nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên: tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ chấp hành viên; chú trọng tuyển chọn, đào tạo đạo đức nghề nghiệp của các Chấp hành viên mà cụ thể là khâu tiếp dân tại trụ sở cơ quan thi hành án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: