Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động giám định tư pháp được quy định như sau:
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định cho cơ quan quản lý chuyên môn theo quy định của Luật Giám định tư pháp thì Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế:
– Quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần;
– Ban hành quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần;
– Quy định cụ thể tiêu chuẩn giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
– Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Bộ Công an có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự;
– Ban hành quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự;
– Quy định cụ thể tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự;
– Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định kỹ thuật hình sự theo quy định của Luật Giám định tư pháp;
– Thực hiện thống kê hằng năm về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;
– Hướng dẫn cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp;
– Bảo đảm kinh phí, hướng dẫn chi trả chi phí giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;
– Hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp về tình hình trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Thực hiện thống kê hằng năm về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;
– Hướng dẫn cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp;
– Bảo đảm kinh phí, hướng dẫn chi trả chi phí giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;
– Hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp về tình hình trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý.