Quy định pháp luật về nội dung nhật ký thi công? Nhật ký thi công có được đánh máy không? Nhật ký thi công có cần đóng dấu giáp lai không? Lưu ý khi viết nhật ký thi công và đóng dấu giáp lai nhật ký thi công?
Hiện nay, thông thường bất cứ văn bản nào cũng cần được đóng dấu đỏ (dấu giáp lai) để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản đó. Ngoài ra, việc đóng dấu này làm tăng tính pháp lý cho văn bản, giúp cho việc giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Các văn bản trong xây dựng cũng là một trong số các đối tượng phải đóng dấu giáp lai. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là nhật ký thi công có được đánh máy và phải đóng dấu giáp lai hay không? Nhật ký thi công có được đánh máy? Đóng dấu giáp lai không? Dưới đây chúng tôi sẽ đưa đến bạn đọc câu trả lời đó.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định Số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về nội dung nhật ký thi công:
Ngày 26/01/2021, Chính phủ đã có Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết các vấn đề về quản lý chất lượng, đầu tư xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Quy định về giám sát thi công xây dựng công trình tại Điều 10 của
– Nhật ký thi công xây dựng công trình được nhà thầu thi công xây dựng lập theo từng giai đoạn xây dựng hoặc cả công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thoả thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng theo từng phần việc do nhà thầu đó thực hiện.
– Chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi triển khai xây dựng công trình.
– Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chính sau:
+ Diễn biến thực tế thi công (nhiệt độ, vật liệu và các thông tin khác) ; số lượng trang thiết bị, máy móc do nhà thầu thi công xây dựng huy động khi tổ chức thi công tại hiện trường; những công việc đang được triển khai hàng ngày trên công trường;
+ Mô tả chi tiết những khiếm khuyết, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp phòng ngừa, xử lý trong khi thi công xây dựng công trình (nếu có) ;
+ Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có) ;
+ Tham gia ý kiến về việc xử lý một số vấn đề phát sinh trong hoạt động thi công xây dựng của các bên có liên quan.
– Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình dùng văn bản để xử lý một số vấn đề phát sinh trên công trường thì những văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
Quy định chi tiết về nhật ký thi công:
– Sổ nhật ký thi công phải được lập thành quyển có đánh số trang và đóng dấu giáp lai trước khi đưa vào sử dụng hàng ngày.
– Cán bộ Giám sát và cán bộ kỹ thuật thi công của nhà thầu phải ký tên sau khi ghi chép hàng ngày.
– Trang đầu tiên của nhật ký phải có các thông tin sau:
+ Nhật ký thi công
+ Tập nhật ký số: …
+ Tên Dự án
+ Tên công trình (hạng mục)
+ Tên gói thầu
+ Địa điểm xây dựng
+ Tên chủ Đầu tư
+ Tên nhà thầu tư vấn giám sát (nếu có)
+ Tên nhà thầu Tư vấn thiết kế
+ Tên nhà thầu thi công
+ Tên cán bộ giám sát thi công
+ Tên cán bộ giám sát tác giả
+ Tên cán bộ thi công trực tiếp (là người ghi sổ nhật ký)
+ Thời gian ghi: Từ ngày…. đến ngày….
– Nội dung chính về nhật ký thi công:
Công trình:…..
Ngày, tháng, năm | Nội dung ghi chép | Phần ghi của Cán bộ giám sát |
1. Thời tiết: (Ghi mưa, nắng, nhiệt độ) | ||
Hàng ngày Cán bộ giám sát cần ghi ý kiến nhận xét về các công việc thực hiện của nhà thầu, hoặc các chỉ dẫn, yêu cầu nhà thầu cần thực hiện, vv… | ||
2. Công việc 1: (Ghi tên công việc) | ||
– Vị trí thi công: (ghi rõ thi công ở vị trí | ||
nào, từ cao trình nào đến cao trình nào, | ||
hoặc từ đâu đến đâu….) | ||
– Số lượng máy thi công: (ghi gồm những | ||
loại máy nào, số lượng bao nhiêu) | ||
– Nhân lực: (Ghi số lượng nhân công, cán | ||
bộ kỹ thuật phụ trách công việc) | ||
3. Công việc 2: | ||
4. Công việc 3: | ||
…………………….. | ||
(Các công việc 2, 3 ghi tương tự như công việc 1) |
2. Nhật ký thi công có được đánh máy không?
Nhật ký thi công xây dựng công trình có nhiều hình thức, chủ đầu tư có thể thoả thuận với nhà thầu thi công xây dựng lựa chọn hình thức của nhật ký thi công xây dựng làm căn cứ ghi trước khi thi công xây dựng công trình để đáp ứng những yêu cầu cần thiết theo quy định tại Phụ lục IIa Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về quản lý chất lượng, vận hành khai thác và sử dụng công trình xây dựng. Nhật ký thi công có thể đánh máy và viết tay đều phù hợp với quy đinh của pháp luật.
Nhật ký công trình là cuốn sổ nhật ký thi công được lập theo ngày, có đánh số trang và đóng dấu giáp lai. Không có quy định nào bắt buộc nhật ký phải đánh máy cũng như không có quy định bắt buộc phải ghi chép nhật kí thi công. Do đó nhật ký thi công hoàn toàn có thể đánh máy và việc soạn thảo nhật ký thi công là đúng với quy định của pháp luật.
3. Nhật ký thi công có phải đóng dấu giáp lai không?
Nhật ký thi công được lập theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP phải được viết thành sổ, từng trang nội dung phải được đánh số trang và đóng dấu giáp lai mỗi trang. Việc đóng dấu giáp lai phải được làm trước khi viết nội dung vào sổ.
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để báo cáo kết quả thực hiện và tổng hợp toàn bộ nội dung trao đổi của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cùng một số bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ nhật ký phải được đánh số trang, đóng dấu đỏ của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình phải được lập đối với từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc quản lý các thông tin cần phải được làm liên tục “để đảm bảo trong cả quá trình xây dựng sổ nhật ký không được sai sót và phải tuân theo đầy đủ những điều kiện trên và có chủ đầu tư xác nhận nên nhà thầu không thể chỉnh sửa, bổ sung được. Như vậy nhật ký thi công phải được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
4. Lưu ý khi viết nhật ký thi công và đóng dấu giáp lai nhật ký thi công:
Khi lập mẫu nhật ký thi công, chủ thầu hoặc người viết nhật ký thi công cần lưu ý những nội dung sau:
– Trong quá trình ghi chép các nội dung trong nhật ký thi công, cần rõ ràng và thực hiện đúng các yêu cầu theo luật định. Đặc biệt không được sửa đổi nội dung.
– Nếu ghi thiếu phải viết thêm và ký tên bổ sung. Trường hợp còn giấy trắng trong tờ giấy phải ghi nội dung rõ ràng sau đó ký tên theo yêu cầu. Ngày, giờ hoàn thành từng hạng mục được ghi chú rõ ràng trong nhật ký thi công.
– Việc báo cáo tiến độ, tình hình triển khai thi công cần phải ghi chép đầy đủ, chi tiết thời gian chuẩn bị và quá trình thực hiện công việc cụ thể.
– Trong sổ nhật ký thi công phải có nội dung báo cáo về việc thực hiện và được ghi rõ số lượng trang trong đó.
Các lưu ý khi đóng dấu giáp lai nhật ký thi công:
– Đối với nhật ký thi công đánh máy:
+ Trong các văn bản này, việc đóng dấu chuẩn trên văn bản là rất cần thiết, bất luận là dấu chữ ký, dấu tay hoặc dấu mộc thì khi sử dụng cũng phải bảo đảm yêu cầu sau:
+ Đóng phải sạch sẽ, gọn gàng, rõ ràng quy cách
+ Đóng đúng chiều.
+ Đối với đóng dấu chữ ký: Khi dán trên văn bản, dấu này phải có thêm khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
– Đối với nhật ký thi công viết:
+ Dấu của cơ quan, tổ chức trên văn bản chính thức (chữ ký số của công dân, DN, tổ chức) là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức khắc trực tiếp trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, thể hiện dưới dạng. phông nền trong, phủ thêm khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền về bên tay phải.
+ Dấu trên chữ ký của văn bản chính thức được thể hiện:
+ Văn bản kèm theo là phù hợp với nội dung văn bản điện tử, chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số trên văn bản kèm theo.
+ Văn bản không đồng định dạng với nội dung văn bản giấy thì phải ký tên số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo (nếu không có hình ảnh) tại góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.