Vợ chồng tôi có công việc phải đi làm ăn xa nên muốn nhập hộ khẩu cho con gái tôi vào hộ khẩu của nhà anh chồng. Vậy trường hợp này con gái tôi được chuyển hộ khẩu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi có công việc phải đi làm ăn xa nên muốn nhập hộ khẩu cho con gái tôi vào hộ khẩu của nhà anh trai của chồng tôi. Tuy nhiên, khi tôi thực hiện thủ tục chuyển khẩu thì cán bộ ở quận nơi anh chồng tôi đăng ký hộ khẩu lại không đồng ý mà không nêu rõ lý do. Vậy trường hợp này con gái tôi được chuyển hộ khẩu không? Nếu có thì tôi phải làm những thủ tục như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp này, vì bạn không nêu rõ con gái bạn năm nay bao nhiêu tuổi nên có thể có các tình huống sau.
Trường hợp thứ nhất: Con gái bạn là người chưa thành niên và thường xuyên sinh sống ổn định tại nhà của anh chồng bạn. Điều 13 Luật cư trú quy định: Nơi cư trú của người chưa thành niên “có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy con gái của bạn được phép đăng ký thường trú tại nhà của anh chồng bạn; hồ sơ gồm có:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp thứ hai: Con gái bạn là người đã thành niên, độc thân và muốn chuyển khẩu về nhà của anh chồng bạn thì con gái bạn được phép đăng ký thường trú. Điểm d, Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú quy định:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
– Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành thì hồ sơ đăng ký thường trú gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu;
+ Giấy tờ chứng minh là người độc thân: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ bác cháu ruột.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!