Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ quy định ra sao? Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ như thế nào? Lệ phí nhập hộ khẩu là bao nhiêu? Nhập khẩu về nhà chồng có cần làm lại CMND/CCCD?
Đối với những thủ tục liên quan đến hộ khẩu được cho rằng là những thủ tục rất đơn giản mà bất cứ người dân nào cũng có thể tự đi làm được. Một trong những thủ tục liên quan đến hộ khẩu có thể là nhập hộ khẩu, tách hộ khẩu và đây là một quyền đương nhiên của mỗi người dân rồi. Chính vì suy nghĩ đơn giản này nên trong quãng thời gian tôi làm ngành luật tôi cũng chưa bao giờ quan tâm đến thủ tục liên quan đến hộ khẩu này. Cho nên khi nhắc đến việc nhập khẩu của tôi về nhà chống được thực hiện như thế nào thì tôi cũng phải tìm hiểu lại từ đầu. Vây việc nhập hộ khẩu cho vợ: Thủ tục thế nào và lệ phí bao nhiêu?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật Cư trú năm 2020;
– Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú;
–
– Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP Hà Nội.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 20, Luật Cư trú 2020 đã quy định cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú
“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ”.
Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về với chồng cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
2. Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ:
– Hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ
Trên cơ sở quy định tại Điều 21, Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp nhập khẩu cho vợ về nhà chồng bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh vợ chồng.
Bên cahj đó, theo như quy định tại Điều 6, Nghị định 62/2021 của Chính phủ, giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng như sau:
– Giấy chứng nhận kết hôn;
–
– Nơi nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú (công an cấp xã, phường).
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
– Thủ tục đăng ký thường trú
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Thời gian giải quyết
Theo quy định khoản 3, Điều 22 của Luật Cư trú thì thời gian giải quyết là 07 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Ngoài ra, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Lệ phí nhập hộ khẩu là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3, Thông tư 85 năm 2019 của Bộ Tài chính thì lệ phí đăng ký cư trú là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, và mức lệ phí này là khác nhau, tuỳ từng địa phương.
Còn bạn nhập hộ khẩu cho vợ thuộc địa bàn Hà Nội thì mức lệ phí đăng ký thường trú được quy định tại Nghị quyết 06/2020 của HĐND TP.Hà Nội. Cụ thể là 15.000 đồng ở cấp quận, phường và 8.000 đồng ở các cấp khác.
Bên cạnh đó, teo như quy định tại
“- Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;
+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;
+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 8 .000 đồng/lần đính chính;
+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.
+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn”.
Như vậy, có thể thấy rằng từ các quy định vừa được nêu ra ở trên thì khi người chồng thực hiện việc nhập hộ cho vơ của mình thì sẽ phải nộp lệ phí như đã nêu ra ở trên.
4. Nhập khẩu về nhà chồng có cần làm lại CMND/CCCD:
Theo điểm d khoản 1 Điều 5
Tuy nhiên, theo như quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân nếu người dân đang dùng Căn cước công dân (CCCD) thì khi chuyển khẩu sang tỉnh khác không bắt buộc đi đổi Căn cước công dân mới.