Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả mang phong cách nghệ thuật trữ tình đặc sắc. Và Ai đã đặt tên cho dòng sông đã thể hiện sâu sắc cái nghệ thuật chất trữ tình ấy của ông. Dưới đây là bài nhận xét chất trữ tình trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Mục lục bài viết
1. Nhận xét chất trữ tình trong Ai đã đặt tên cho dòng sông:
Có thể thấy, trí tưởng tượng phong phú và những liên tưởng đã cung cấp cho tác giả những cách nhìn khác nhau về sông Hương. Không những thế, nó còn cung cấp nguyên liệu cho những suy nghĩ của cái tôi trữ tình về con sông yêu dấu. Trong những suy nghĩ ấy, không ít suy nghĩ sao mà đẹp, mà đầy chất thơ và độc đáo, cuốn hút đến lạ thường. Chẳng hạn, khi cái tôi tác giả hình dung sông Hương ở thượng nguồn như “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Ai cũng biết những cô gái Di-gan hay Bô-hê-miêng là những người thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ, bản năng, tự nhiên đầy quyến rũ.
Ví sông Hương như những cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dã nhưng cũng rất tình tứ của con sông xứ Huế. Đặc biệt, trong cách nhìn và cách nghĩ về Hương giang, nhà văn rất hay liên tưởng sông Hương với những trang Kiều của Nguyễn Du. Chẳng hạn, ông đã nhìn thấy sự tương đồng giữa những bức tranh phong cảnh trong truyện Kiều với khung cảnh thiên nhiên hữu tình của Huế, của dòng sông Hương thơ mộng: “Dòng sông đáy nước in trời và nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết”. Ông đã thấy “sông Hương và thành phố của nó” như hình ảnh “của cặp tình nhân lý tưởng của truyện Kiều”, như đôi tài tử giai nhân Thúy Kiều – Kim Trọng “tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc”. Điều này, thậm chí còn được lặp lại một lần nữa khi nhà văn tưởng tượng chỗ rẽ của dòng sông để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ với “nỗi vương vấn” của nàng Kiều “chí tình” trở lại tìm Kim Trọng “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Vậy đó, địa thế của con sông, khúc đổi chiều của dòng nước đã được nhà văn hình dung như nỗi niềm, tâm sự của con người, của Thúy Kiều trong trang sách của Nguyễn Du.
2. Phân tích chất trữ tình trong Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa của ông phải kể đến bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Tác phẩm đã làm nổi bật cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Với cái tôi mê đắm, tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương như là một nhân vật. Ở góc độ khoa học, sông Hương là một dòng chảy địa lí vô cùng đặc biệt. Đây là dòng sông chỉ thuộc về một thành phố duy nhất đó là thành phố Huế. Còn ở góc nhìn thi ca, với đôi mắt tài hoa lãng mạn của một tâm hồn nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương như một người con gái đẹp. Nhà văn còn nhìn sông Hương từ góc nhìn địa lí để thấy được nó như “Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Không chỉ vậy, sông Hương còn là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Từ ngàn đời nay sông Hương đã lặng thầm bồi đắp phù sa để góp phần hình thành một vùng văn hóa thẩm mĩ dọc hai bên bờ, sông Hương là cội nguồn của không gian văn hóa Huế. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm gương mặt kinh thành của dòng sông thì ta chỉ biết dòng sông ấy với vẻ đẹp “dịu dàng pha lẫn trầm tư” mà vĩnh viễn không bao giờ biết được ở nơi thượng nguồn, nó đã mang một vẻ đẹp vừa hoang dại, bản năng, vừa dịu dàng, trí tuệ đến như vậy. Khi về đến đồng bằng, “sông Hương như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Người con gái đẹp sông Hương được đánh thức bằng tình yêu. Sau đó, dòng sông bắt đầu dấn thân vào một hành trình “tìm kiếm có ý thức” để đi tới nơi gặp gỡ với người tình mong đợi. Trong hành trình ấy, “Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Với cái nhìn mê đắm, tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương ở nhiều góc độ và đẹp đến lạ lùng.
Cái tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được thể hiện ở việc, nhà văn sử dụng vô số những liên tưởng, so sánh thú vị. Khi miêu tả sông Hương ở thượng nguồn “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Bằng so sánh thú vị, tác giả đã gợi ra hình ảnh dòng sông sinh động như con người, lúc thì “rầm rộ”, lúc thì “dịu dàng”, “say đắm”. Trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước, sông Hương hiện lên như một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Với cái nhìn rất mực tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương giống như nàng Kiều dâng cho chàng Kim một bản đàn tuyệt diệu trong đêm tình tứ. Phép so sánh liên tưởng đã nâng dòng sông thành đích thực một tâm hồn. Tác giả bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã từng tâm sự “Sông Hương và thành phố Huế của nó gợi cho tôi nhớ đến hình tượng một cặp tình nhân trong truyện Kiều. Tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, nó gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở”.
Đọc bài bút kí, người đọc còn thấy được Hoàng Phủ Ngọc Tường là người có cái tôi uyên bác, hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Ông am hiểu về âm nhạc Huế và sành sỏi về âm nhạc. Khi nghe tiếng mái chèo khua nước trong đêm mà nhà văn cảm nhận được cả âm thanh, dây cung và sự buông lơi của giọt đàn xưa cũ: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới xa nửa vời”. Qua đây, tác giả khẳng định sông Hương chính là môi trường sản sinh, là cội nguồn văn hóa của toàn bộ nền âm nhạc cổ điển. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được tinh hoa của nhạc Huế khi nó đã được biểu diễn trên sông Hương và vào lúc đêm khuya. Tác giả còn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông từ góc nhìn lịch sử. Sông Hương trong lịch sử là dòng sông hùng tráng với những chiến công hiển hách nhưng cũng là dòng sông đau thương với nhiều mất mát, hi sinh. Dòng sông mang số phận chung của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
Đọc tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, người đọc còn thấy được một cái tôi thiết tha, mê đắm với vẻ đẹp của xứ Huế. Nếu chỉ là những rung động nhất thời thì có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể mang đến cho người đọc một tác phẩm đặc sắc như vậy. Phải yêu, phải thật trân trọng và có vốn hiểu biết sâu rộng về con sông quê hương thì tác giả mới có thể miêu tả vẻ đẹp của dòng sông ở nhiều góc độ. Tình cảm ấy như chảy tràn trong trái tim tác giả, khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho ông. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về sông Hương bằng tất cả những cảm xúc chân thành, yêu thương nhất.
Xuyên suốt bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, người đọc có thể cảm nhận được cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Với cái tôi tài hoa, mê đắm, uyên bác, tác giả đã mang đến cho người đọc cảm nhận hình ảnh dòng sông Hương đẹp đến nao lòng. Để rồi dù cho thời gian có trôi qua thì vẻ đẹp của con sông quê Hương vẫn còn mãi trong lòng người muôn đời.
3. Phân tích, nhận xét chất trữ tình trong Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất:
“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”, đọc kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ta bắt gặp Hoàng Phủ Ngọc Tường với một cái tôi tài hoa uyên bác luôn tha thiết với sông Hương xứ Huế. Cái tôi đặc sắc không trộn lẫn ấy đã đóng một dấu triện riêng vào dòng chảy văn học và tâm hồn người đọc.
Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến với vai trò vừa là nhà văn vừa là nhà thơ gắn bó sâu nặng với Huế. Những trang văn của ông đặc biệt là Ai đã đặt tên cho dòng song? Đã khơi dậy tâm hồn Huế và dẫn dắt người đọc vào những vùng trầm tích của văn hóa kinh xưa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được lấy từ tập kí cùng tên, nhan đề tác phẩm khơi gợi cho người đọc thấy cả tác phẩm kí không chỉ là những ghi chép, quan sát thông thường mà là sự kiếm tìm khám phá vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế.
Nguyễn Trọng Tạo đã từng khẳng định Hoàng Phủ Ngọc Tường là “một cuốn từ điển sống về Huế” và trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cái “tôi” uyên bác trí tuệ dược thể hiện trọn vẹn trong những trải nghiệm sâu sắc và hiểu biết sâu rộng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng những tri thức văn hóa để lí giải điệu trôi lặng tờ của sông Hương trong lòng thành phố Huế: tác giả vận dụng kiến thức địa lí “Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc…”giúp người đọc hiểu rõ lưu tốc dòng sông trôi đi thực chậm như một mặt hồ yên tĩnh là do sự hiện diện của hai hòn đảo nhỏ và những chi lưu mang nước sông Hương đi khắp phố phường. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn vận dụng những tri thức văn hóa phong phú khi so sánh sự tương đồng và tương phản của sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới. Hương Giang cũng như sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét đều gắn liền và biểu tượng cho thành phố thân thương của nó. Tuy nhiên nếu sông Xen và Đa-nuýp phản chiếu cái hoa lệ của đô thi hiện đại thì sông Hương lại lưu giữ trong lòng mình những nét cổ điển trầm mặc của những đền đài lăng tẩm của những cây đa, cầy cừa tỏa bóng u sầm. Tác giả còn so sánh cái điệu chảy lặng tờ của sông Hương với dòng chảy nhanh của dòng sông Nê-va qua cung điện Pê-téc-bua đổ ra Ban-tích mang theo những tảng bang trôi nhanh như tàu tốc hành để thêm yêu cái điệu chảy lập lờ nửa như muốn đi nửa như muốn ở của con sông quê hương. Cái “tôi” uyên bác còn được thể hiện khi tác giả nhìn con sông dưới góc nhìn lịch sử từ dòng sông biên thùy xa xôi thời vua Hùng đến dòng Linh Giang bảo vệ biên giới tổ quốc phiá Nam Đại Việt,qua những năm tháng dưới thời vua Quang Trung rồi đến thời kỳ máu lửa của chiến tranh sông Hương đã sống hết mình với lịch sử, nó đx chịu nhiều mất mát đau thương, góp mình dựng xây Huế và đất nước. Từng tri thức lịch sử được cái “tôi” am tường lịch lãm của Hoàng Phủ sắp xếp khai thác đã biến sông Hương thành con sông sử thi con sông của lịch sử.
Bên cạnh đó cái “tôi” uyên bác còn được thẻ hiện ở những trải nghiệm sâu sắc với những suy tư đa chiều, bằng sự tinh tế trong những trải nghiệm âm nhạc, Hoàng Phủ Ngọc tường đã phát hiện sự gắn kết giữa sông Hương với âm nhạc Huế. Tác giả như cảm nhận được toàn bộ phần hồn của sông Hương đã thăng hoa, quyền hòa trong âm nhạc cung đình khi khẳng định rằng:”toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.” Sông Hương không chỉ sinh thành và nuôi dưỡng văn hóa cố đô mà điệu chảy của sông Hương chính là điệu chảy của tâm hồn Huế, nhịp trôi của dòng sông chình là nhịp sống của miền đât kinh xưa. Bằng sự lịch lãm của những trải nghiệm văn chương,văn hóa,… Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra mối liên hệ điệu cháy sông Hương với những trang Kiều, người nghẹ nhân già đọc Kiều mà thấy âm vang của nhã nhạc cung đình Huế thứ ấm nhạc cố đô sinh thành từ người mẹ phù sa sông Hương. Và phải chăng những trang Kiều mang âm vang của mặt nước sông Hương mà tạo nên những bản đàn đi suốt cuộc đời Kiều? Với những trải nghiệm sâu sắc Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận sông Hương ở chiều sâu, khơi gợi bóc tách trước ắt người đọc những lớp trầm tích văn hóa ẩn chìm trong lòng sông Hương.
Đi liền với sự uyên bác thì trong cái “tôi” Hoàng Phủ đó là sự tài hoa không trộn lẫn: tác giả nhìn con sông Hương không chỉ đơn giản là một con sông thuộc về một thành phố mà trong mắt ông Hương Giang là một người con gái đẹp với những vẻ đẹp độc đáo và Hoàng Phủ Ngọc Tường lại chính là chàng trai đang trên hành trình khám phá vẻ đẹp của người con gái. Khi thì sông Hương là cô gái Di-gan phóng khoáng man dại, lúc lại là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, ông còn ví sông Hương như “ngườ gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại” với những nét mềm mại dịu dàng tròng lòng thành phố Huế. Không chỉ thế cuộc gặp gỡ giữa sông Hương và xứ Huế được nhìn qua lăng kính tình yêu đầy lãng mạn của tác giả, ông ví cuộc gặp gỡ này như cuộc gặp gỡ Kim-Kiều-một thiên diễm tình khơi gợi nên những cảm xúc tình tế say mê. Và trên hành trình hướng về thành phố thân yêu của nó, sông Hương đã tự thay đổi mình để hòa vào cái hồn chung của xứ Huế đặc biệt hình ảnh cây cầu Tràng Tiền biểu thượng của Huế như vần trăng non in trên nền trời giống như tín hiệu của tình yêu, biểu tượng của tình yêu giúp con sông biết nơi mà nó muốn tới.
Cái “tôi’ tài hoa còn ghi dấu vào những trang kí những ấn tượng về những liên tưởng phong khoáng lãng mạn đậm chất “tài tử tài tình” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Những liên tưởng như ‘tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, “điệu slow tình cảm” hay “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” . Sự ngọt ngào, gợi cảm của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biến sông Hương trở thành một cô gái Huế dịu dàng e ấp trong chất thơ huyền hoặc quyến rũ làm say đắm lòng người, mặt khác nhà văn cũng phả hồn mình vào dòng nước trong cái mê đắm cua một tình yêu sâu nặng với sông Hương xứ Huế. Ngôn ngữ tinh tế và cách hành văn hướng nội, tài hoa của tác giả đã khăc họa sông Hương hiện lên mang vẻ đẹp của trầm tích văn hóa qua cái nhìn hướng vào bên trong khám phá tâm hồn sông nước của Hongaf Phủ Ngọc Tường. Cả tác phẩm kí đều sóng sánh chất thơ quyến rũ với giọng điệu, lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nên những trang viết “tài hoa, tài tử, tài tình”
“Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hòa mình với đất trời sông nước xứ Huế” mà sáng tác nên những trang kí khắc họa trọn vẹn vẻ đẹp sông Hương vừa đa sắc biến ảo lại thẳm sâu hấp dẫn. Phải chăng sông Hương đã trao cả tâm hồn mình cho Hoàng Phủ Ngọc Tường hay chính ngòi bút Hoàng Phủ đã làm nổi bật cả nhan sắc và linh hồn của con sông xứ Huế? Không chỉ vậy qua những dòng kí được tác giả dụng công sáng tác ta thấy được một cái “tôi’ tài hoa uyên bác và luôn đắm say trước vẻ đẹp của sông Hương, xứ Huế được “xây bằng khói và sương”.
THAM KHẢO THÊM: