Cầm tiền của bạn rồi bỏ trốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 "Bộ luật hình sự 2015".
Cầm tiền của bạn rồi bỏ trốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và một người bạn góp vốn làm ăn kinh doanh mỹ phẩm xách tay. Tôi có người quen làm tiếp viên hàng không nên có thông qua người này lấy hàng từ nước ngoài về. Bạn tôi đưa cho tôi tiền mặt trị giá 10 triệu đồng, tôi góp 8 triệu đồng và đã gửi trước toàn bộ số tiền này cho người quen kia, Nhưng sau đó người này không lấy hàng giúp chúng tôi mà đã cầm tiền và bỏ trốn. Bạn tôi muốn tôi hoàn lại số tiền đó và nói nếu tôi không trả sớm sẽ tố cáo tôi về tội lừa đảo nhưng hiện giờ tôi chưa có tiền để trả. Liệu tôi có bị coi là lừa đảo tài sản của người khác không. Và tôi phải làm gì để đòi lại số tiền trên?
Trước hết, khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Theo đó, hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Còn Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Mặt khác, căn cứ tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung, hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được mô tả như sau :
“a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” .
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Đối với trường hợp của bạn, bạn cùng hợp tác với người bạn kia để kinh doanh và đã nhận tiền của người đó để tiến hành công việc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc, bạn đã bị người khác “cầm tiền và bỏ trốn”.
Trong trường hợp này, việc người bạn kia góp 10 triệu đồng để làm ăn kinh doanh với bạn là hoàn toàn tự nguyện và có sự thỏa thuận giữa hai bên, bạn không có một hành vi lừa đảo hay thủ đoạn gian dối, cưỡng ép người bạn này để có được số tiền đó. Đồng thời, mục đích của hai bạn để thực hiện hoạt động kinh doanh chứ bạn không phải là người đã dùng số tiền 10 triệu vào việc bất hợp pháp hay bạn sử dụng các thủ đoạn để trốn tránh việc trả lại tiền cho người bạn đó. Do vậy, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiện người quen kia ra Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố nơi người đó cư trú để đòi lại tài sản, Tuy nhiên, bạn cần cung cấp đầy đủ chứng cứ về việc bạn đã gửi tiền cho người quen đó cho cơ quan có thẩm quyền để họ điều tra và giải quyết quyền lợi cho bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Truy cứu hành vi nhận tiền mãi lộ nhằm chiếm đoạt tài sản
– Lừa dối tình cảm để chiếm đoạt tài sản trái phép
– Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài 24/7