Hiện nay, việc người chết đi có cổ phần, cổ phiếu trong doanh nghiệp rất nhiều. Vậy để nhận thừa kế cổ phiếu, cổ phần phải thực hiện thủ tục gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thừa kế cổ phần?
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 111
Người nào có cổ phần, cổ phiếu trong doanh nghiệp nếu người đó mất đi thì cổ phần, cổ phiếu đó được coi là di sản thừa kế.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 127
Đồng thời, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, mỗi cá nhân có quyền lập di chúc để tiến hành định đoạt phần tài sản của mình, để lại phần tài sản, trong đó có cổ phần, cổ phiếu cho người khác.
Và để được hưởng di sản là cổ phần, cổ phiếu có thể thông qua hình thức là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục khai nhận thừa kế cổ phiếu, cổ phần:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế:
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế đối với cổ phiếu, cổ phần bao gồm:
– Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (trường hợp thừa kế theo di chúc).
– Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Giấy tờ tùy thân của người khai nhận di sản thừa kế bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Giấy tờ xác nhận quan hệ nhân thân thuộc hàng thừa kế như giấy đăng kí kết hôn (trường hợp xác nhận quan hệ vợ chồng); giấy khai sinh (xác nhận quan hệ cha, mẹ con); sổ hộ khẩu;…
– Tài liệu, chứng từ chứng minh số cổ phần, cổ phiếu trong công ty như giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông;…
–
Bước 2: Thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, người có yêu cầu nộp hồ sơ đến Văn phòng công chứng chứng thực để tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Nếu hồ sơ không đầy đủ và không hợp lệ thì công chứng viên ra văn bản yêu cầu hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì công chứng viên tiến hành tiếp nhận và ghi vào sổ công chứng. Sau đó tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản:
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
Trường hợp nếu như không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Thời gian niêm yết hiện nay là trong 15 ngày.
Bước 4: Ký kết và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế:
Sau khi hết thời hạn là 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại hay tố cáo gì thì tổ chức hành nghề công chứng tiến hành niêm ký kết, công chứng vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với số cổ phần mà đăng ký khai nhận.
Bước 5: Thực hiện thông báo cho doanh nghiệp việc thay đổi lại cổ đông:
Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế được pháp luật công nhận thì người nhận di sản là cổ phần đó sẽ phải tiến hành thông báo cho doanh nghiệp nơi có cổ phần về việc hưởng thừa kế để thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông của doanh nghiệp.
Bước 6: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2020, đối với cá nhân hay tổ chức nhận cổ phần trong diện thừa kế chỉ trở thành cổ đông của công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông bao gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp.
– Thông tin của cổ đông là cá nhân gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý. Thông tin của cổ đông là tổ chức gồm tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính.
– Thông tin về số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
3. Nhận thừa kế cổ phần, cổ phiếu có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định tại điểm a Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ nhận thừa kế thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân, cụ thể bao gồm:
Nhận thừa kế là chứng khoán, cụ thể gồm:
– Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác.
– Cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Do đó, nếu như đối tượng nào nhận thừa kế là cổ phần, cổ phiếu vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế thu nhập cá nhân được quy định = thu nhập tính thuế x thuế suất.
Trong đó:
– Thuế suất đối với thu nhập cá nhân trong trường hợp thừa kế là 10%.
– Thu nhập tính thuế:
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
+ Giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu.
+ Với thu nhập tính thuế từ thừa kế là chứng khoán thì phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
4. Có được bán cổ phần, cổ phiếu được nhận thừa kế không?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, mỗi cá nhân đều có quyền tự định đoạt phần tài sản của mình. Và từ đó, mỗi chủ sở hữu đều có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Như vậy, khi hoàn tất thủ khai nhận di sản thừa kế, và tiến hành thông báo với công ty, được công ty thực hiện việc ghi nhận thông tin vào sổ đăng ký cổ đông thì khi đó, quyền sở hữu với cổ phần mới được xác lập. Và trên cơ sở đó, người thừa kế mới thực hiện các quyền của mình đối với phần tài sản như chuyển nhượng, tặng cho,… số cổ phần đó trong công ty.
Và việc chuyển nhượng cổ phần sẽ phải tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp, cụ thể theo quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2020: cổ phần sẽ được tự do chuyển nhượng, ngoại trừ điều lệ công ty có quy định khác. Và việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Với hình thức chuyển nhượng thông qua hợp đồng thì sẽ phải do bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
Với hình thức giao dịch trên thị trường chứng khoán thì về trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.
Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.